Nhật Bản được coi là một đất nước rất coi trọng nghi thức và lễ nghĩa. Đối với người Nhật, việc đánh giá người đối diện, không chỉ dựa vào cách nói chuyện mà còn dựa vào cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện ra, có nhã nhặn, lịch sự hay không các bạn ạ. Trong đó, cách chào hỏi sẽ là một yếu tố rất quan trọng quyết đinh những cái nhìn, ấn tượng ban đầu đối với người khác. Dưới đây, Hoa sẽ chia sẻ lại một số cách chào cơ bản của người Nhật nhé!
Nội dung chính
Một số nét cơ bản về cách chào của người Nhật
Không giống các nước phương Tây – bắt tay khi gặp nhau đâu nhé. Người Nhật kỵ việc chạm vào người đối phương. Họ sẽ cúi chào nhau một cách lịch sự. Và nó đã trở thành văn hóa cúi chào của người Nhật.
Về cơ bản, cách cúi chào của người Nhật có sự khác biệt theo giới tính. Nam giới khi cúi chào lưng phải thẳng, tay đặt hai bên dọc quần, mắt nhìn xuống. Với nữ giới, khác ở chỗ tay đặt phía trước đùi. Sau đó cúi chào.
Hành động cúi chào ở Nhật Bản được gọi chung là Ojigi, và chia thành 3 kiểu chào khác nhau nhé!
3 kiểu chào của người Nhật
Kiểu chào Eshaku 会釈
Đối với kiểu này, người chào mỉm cười, gật đầu nhẹ, hoặc cúi khoảng 15 độ. Đây là kiểu chào thông dụng nhất trong cuộc sống xã giao thường ngày ở Nhật. Kiểu chào này yêu cầu lưng cúi khoảng 15 độ, có trường hợp chỉ cần cúi đầu một chút. Kiểu chào này chủ yếu được dùng khi tình cờ lướt qua một người quen. Cũng có lúc eshaku được dùng để thể hiện lòng cảm kích, thay lời cảm ơn, kiểu chào này được cho là không phù hợp trong các sự kiện lớn.

Kiểu chào Keirei 敬礼
Khi chào kiểu Keirei, người chào cúi người khoảng 30 độ. Cách chào được áp dụng trong các cuộc gặp gỡ của doanh nghiệp. Khi chào, cả thân trên cúi xuống khoảng 30 độ và giữ nguyên 2-3s. Khi bước vào hoặc rời khỏi phòng họp, keirei là một hành động bắt buộc. Tương tự khi gặp gỡ với khách hàng cũng vậy.

Kiểu chào Saikeirei 最敬礼
Kiểu cúi đầu một cách tối kính lễ như Saikeirei được sử dụng khi muốn biểu thị sự biết ơn, niềm kính trọng với các bậc sinh thành như ông bà; cha mẹ; Thần; Phật, những người có địa vị trong xã hội. Hành động cũng được sử dụng khi người nói muốn thể hiện sự cảm ơn, xin lỗi một cách thành tâm. Có thể thấy độ cúi người tỷ lệ thuận với mức độ trang trọng. Vì vậy, ở cách cúi chào này người ta sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 – 60 độ; và sẽ giữ nguyên tư thế khoảng 3s hoặc lâu hơn tùy tình huống.

Kết lại
Thực ra người Việt Nam mình, gặp nhau thì cũng có màn chào hỏi chứ, nhưng nó không có quy chuẩn nhất định và mọi người không dùng nó để đánh giá quá nhiều về một con người. Còn đối với người Nhật, một hành động, lời nói nhỏ của bạn cũng có thể để lại ấn tượng nào đó. Đặc biệt nếu là lần đầu gặp mặt. Vì vậy, đừng để mất điểm dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào nhé! Chúc các bạn có một cuộc sông vui vẻ tại Nhật Bản!
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp
Có thể bạn cũng quan tâm
🌻 Bài học từ 33.000 doanh nghiệp Nhật Bản có tuổi đời hàng thế kỷ
🌻 Thông điệp đầy cảm hứng từ cụ già Nhật Bản 118 tuổi rước đuốc Olympic Tokyo 2021!
🌻 [Phần 1] Xin việc ở Nhật – Cách trả lời câu hỏi Entry Sheet và Phỏng vấn?!
🌻 [Phần 2] Xin việc ở Nhật – Tiếp tục gợi ý trả lời các câu hỏi Entry Sheet và Phỏng vấn?!
🌻 Tâm sự chuyện khởi nghiệp ở Nhật Bản
🌻 Kinh doanh tại Nhật: Thủ tục cần biết khi bạn muốn xin Visa Kinh doanh ở Nhật!
Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé!
Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas
Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!