Ở Nhật, việc nổi bật không phải lúc nào cũng tốt. Văn hóa ở Nhật là luôn tìm cách hòa mình vào đám đông, không đứng riêng lẻ, tránh nổi bật.
Nội dung chính
- Từ khi đi học lúc nhỏ đến lúc lớn lên tìm việc, người Nhật luôn tránh để nổi bật
- Nếu muốn nổi bật khác thường, bạn sẽ khó sống hòa hợp ở Nhật!
- Một xã hội đề cao sự cùng phát triển của một tập thể hơn sự xuất sắc của một cá nhân riêng lẻ
- Đây cũng là một điểm khác biệt giữa Nhật và Việt Nam!
- Có thể bạn cũng quan tâm
Từ khi đi học lúc nhỏ đến lúc lớn lên tìm việc, người Nhật luôn tránh để nổi bật
Cụ thể, từ mẫu giáo đến hết cấp ba học sinh có đồng phục– trăm người như một để tránh nổi bật. Và học sinh không mất thời gian chú ý đến ngoại hình. Khi đi xin việc, mọi người cũng mặc cùng một kiểu vest đen, đi cùng một kiểu giày, chải cùng một kiểu tóc. Tất cả để tránh thu hút sự chú ý của người phỏng vấn bằng ngoại hình.
Nếu muốn nổi bật khác thường, bạn sẽ khó sống hòa hợp ở Nhật!
Tục ngữ Nhật có câu: “Cái cọc vươn ra ngoài là cái cọc bị gõ” (Nguyên văn: Derukui ha utareru). Hàm ý nói rằng cái gì nổi bật hay khác thường sẽ hay bị hứng chỉ trích, hay bị chỉnh sửa. Để sống hoà hợp ở Nhật khả năng cần thiết là phải biết “đọc không khí” – để hoà nhập. Đôi khi bạn phải làm giống những người xung quanh điều gì đó nhưng chưa hẳn bạn muốn làm thế. Cốt để tránh bị chỉ trích hay thể hiện mình khác người.
Một xã hội đề cao sự cùng phát triển của một tập thể hơn sự xuất sắc của một cá nhân riêng lẻ
Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói lẻ tẻ. Vì thế có so sánh nói: Văn hoá công ty Nhật là đầu tư nuôi 100 người tài như nhau. Còn văn hoá công ty Hàn Quốc là dồn tất cả nuôi một nhân tài xuất chúng và 100 người bình thường.
Đây cũng là một điểm khác biệt giữa Nhật và Việt Nam!
Ở Việt Nam, nếu không nổi bật chúng ta khó làm được gì. Tư tưởng cá nhân của người Việt khá mạnh mẽ và chi phối nhiều hoạt động. Tuy nhiên, điểm này cũng bộc lộ nhiều mặt chưa tích cực. Nhiều người vẫn có bị chi phối bởi suy nghĩ: Bạn giỏi thì bạn phải giữ cái giỏi đấy cho mình! Nếu bạn chia sẻ kiến thức hay cho người khác, rất có thể họ sẽ giỏi hơn bạn. Và vị thế của bạn bị đe doạ!
Đây là sự thực là điều mà các công ty Nhật ở Việt Nam rất khó thay đổi khi họ muốn các nhân viên của mình truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức cho nhau để cùng có một tập thể lớn mạnh. Tuy nhiên, việc luôn cố gắng để nổi bật cũng là một động lực tốt. Đặc biệt cho giới trẻ ganh đua và phát triển.
Có thể bạn cũng quan tâm
🌻 Nước Nhật thật đặc biệt Kỳ 1: Cảnh sát Nhật – Hàng hóa công cộng
🌻 Nước Nhật thật đặc biệt Kỳ 3: Sự bi quan của người Nhật!
🌻 Nước Nhật thật đặc biệt Kỳ 4: Xã hội Nhật ít bị ảnh hưởng của chính trị
🌻 Một số lỗi hay mắc khi sử dụng tiếng Nhật trong kinh doanh, làm việc ở Nhật!
🌻 Du học Nhật: 9 nét đặc trưng khi học Đại học Nhật!
Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:
🌻 Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas
🌻 Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH
🌻 Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z
Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!