Các doanh nghiệp Nhật lao đao vì không có người nối nghiệp – Chính phủ Nhật có những chính sách gì?

kế nghiệp kinh doanh nhật bản

Nước Nhật già hóa, dẫn đến hiện trạng hàng loạt doanh nghiệp lao đao vì thiếu người kế nghiệp. Trước tình hình này, chính phủ này đã lập quỹ để phái cử và giới thiệu những người trẻ tài giỏi lên làm chủ doanh nghiệp.

Xu hướng cha truyền con nối mất dần

Những năm gần đây, tình trạng đình trệ kinh doanh trở nên nhức nhối do trở ngại trong việc tìm kiếm người kế nghiệp. Cùng với sự giảm sút về số lượng người trong độ tuổi lao động và chi phí nhân sự tăng cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và quản lý.

Theo truyền thống, hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ chọn chuyển giao công việc kinh doanh cho người thân trong gia đình. Tuy nhiên, tỉ lệ này hiện nay đã giảm xuống còn 40% hoặc ít hơn và tỉ lệ chuyển giao kinh doanh cho bên thứ 3 ngoài họ hàng đang tăng lên. Truyền thống kinh doanh cha truyền con nối ở Nhật đang dần mất đi, nhường chỗ cho những hình thức chuyển giao kinh doanh hiện đại và phù hợp xu thế hơn, chẳng hạn như sáp nhập vào một công ty khác hoặc bán lại công ty.

Doanh nghiệp Nhật thiếu người kế nghiệp 

Dự báo đến năm 2025, khoảng một nửa số giám đốc trên 70 tuổi, tức 1,27 triệu người, không có người kế nghiệp. Theo tính toán của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật, nếu tình trạng này tiếp diễn, thì từ năm 2016 đến năm 2025, khoảng 6,5 triệu người lao động có nguy cơ mất việc làm và GDP Nhật sẽ thiệt hại khoảng 22.000 tỉ yen.

Đáng nói ở đây là đa số các doanh nghiệp này đang sản sinh ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận cao, nghĩa là những doanh nghiệp trên đang kinh doanh tốt nhưng phải đóng cửa chỉ vì không tìm được người kế nghiệp; phần lớn doanh nghiệp đều có kỹ thuật tiên tiến, mạng lưới khách hàng nội địa, tức có giá trị để mua lại.

Lập Quỹ tìm kiếm để môi giới người quản lý đến doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để xử lý tình trạng ngày càng có nhiều nhà quản lý gặp khó khăn trong việc tìm người kế nhiệm, Ngân hàng Đầu tư Chính sách Nhật Bản (日本政策投資銀行) sẽ tạo ra một quỹ môi giới những người trẻ có mong muốn khởi nghiệp và có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) đến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, ngân hàng này cũng sẽ cung cấp nguồn vốn cho những quản lý trẻ triển vọng để mua lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Một hệ thống thừa kế kinh doanh có tên là “Quỹ Tìm kiếm” bắt đầu vào những năm 1980 tại Hoa Kỳ đã được triển khai trên toàn nước Nhật. Nhiều nhà đầu tư sẽ đóng góp số tiền cần thiết cho việc mua lại công ty vào Quỹ Tìm kiếm dành cho những cá nhân muốn trở thành nhà quản lý.

Ngân hàng Đầu tư cũng đã thành lập Trung tâm M&A Nhật Bản (日本M&Aセンター), Vườn ươm Nghề nghiệp để giới thiệu nhà kinh doanh (経営者紹介のキャリアインキュベーション) ở Chiyoda, Tokyo và một công ty quản lý quỹ. Ông Kimitake Ito, người từng tham gia hỗ trợ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua quỹ nước ngoài, được bổ nhiệm làm chủ tịch.

Cho đến tháng 11, quỹ đầu tiên với quy mô gần 1 tỷ yên sẽ được hình thành. Đối tượng của quỹ này là các công ty nhỏ với doanh thu theo năm rơi vào vài trăm triệu yên, và mục tiêu là đem lại thành quả trong vòng 2 năm.

Môi giới kế nghiệp những người có bằng MBA, cung cấp nguồn vốn và phí mua lại công ty

Nhà sáng lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản thường gánh vác trách nhiệm quản lý cho đến khi họ già đi. Mặc dù gặp khó khăn trong việc tìm người kế nghiệp, họ cũng không chịu mời một người ngoài vào để tiếp quản doanh nghiệp. Vì vậy, Ngân hàng Đầu tư muốn sử dụng Quỹ cung cấp vốn làm trung gian, xúc tiến việc kế thừa kinh doanh trong hữu nghị.

Sử dụng kiến ​​thức của Trung tâm M&A Nhật Bản, Ngân hàng Đầu tư sẽ thu thập thông tin về các công ty ứng viên, hỗ trợ đàm phán giữa người mua và người bán và thúc đẩy việc chia sẻ các chính sách quản lý. Ngay cả sau khi mua lại, họ vẫn sẽ trao đổi ban lãnh đạo định kỳ để hỗ trợ và đảm bảo quá trình chuyển giao kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

Trước những cơ hội mới và hấp dẫn như kể trên, Hoa thấy các bạn trẻ Việt Nam có trình độ cao. có kinh nghiệm làm quản lý, hoạc đam mê kinh doanh hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn mua lại doanh nghiệp Nhật.

Hoa đã phân tích rất kỹ về việc lập công ty ở Nhật và mua lại công ty Nhật, mời các bạn xem bài viết Khởi nghiệp kinh doanh ở Nhật Bản – Mua lại doanh nghiệp Nhật hay lập mới công ty? Phân tích thiệt hơn từ Phi Hoa! hoặc xem video cùng nội dung trên kênh YouTube Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản nhé! 

Nguồn tham khảo: Báo Nikkei

Có thể bạn cũng quan tâm

🌻 Phi Hoa ứng phó thế nào trong cuộc họp đầu tiên với lãnh đạo cấp cao tập đoàn lớn ở Nhật? 

🌻 7 cách luyện nói tiếng Nhật hay và chuẩn như người Nhật!

🌻 Một số lỗi hay mắc khi sử dụng tiếng Nhật trong công việc, kinh doanh!

🌻 “Bạn sống để làm việc hay làm việc để sống?” – Câu chuyện của một người Nhật đáng kính Hoa đã gặp! 


Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:

🌻 Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas

🌻 Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH

🌻 Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z

Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!

[wpforms id=”151″]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *