Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu những khái niệm và đặc điểm của chương trình Thực tập sinh (TTS) và Kỹ năng đặc định. Tại phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Quy trình các bước thực hiện của từng loại như thế nào.
Khái niệm cần biết
Nghiệp đoàn (NĐ)
Tệp tin Chỉnh sửa Xem Chèn Định dạng Các công cụ Bảng Đoạn ButtonCustom styles
Nghiệp đoàn (NĐ)
Nghiệp đoàn là tổ chức và đoàn thể được thành lập đại diện cho quyền lợi của người lao động. Đặc biệt là các thực tập sinh kỹ năng đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, mỗi công ty hay xí nghiệp lớn nhỏ điều có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn. Mỗi một công ty sẽ do một nghiệp đoàn cụ thể chịu trách nhiệm. Cá nhân nghiệp đoàn có trách nhiệm và vai trò trong vấn đề tuyển dụng lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp.
Công ty tiếp nhận
Là công ty, doanh nghiệp tại Nhật Bản trực tiếp đào tạo và quản lý Thực tập sinh trong quá trình thực tập. Đảm bảo điều kiện công việc, nhà ở để Thực tập sinh có thể tập trung học tập và làm việc. Trả lương theo hợp đồng lao động cho Thực tập sinh.
Công ty phái cử (xuất khẩu lao động)
Là đơn vị được Bộ LĐTB&XH cấp phép đủ điều kiện phái cử người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài. Có đầy đủ chức năng như tuyển dụng, đào tạo người lao động. Công ty phái cử hợp tác với Nghiệp đoàn để phái cử Thực tập sinh sang Nhật Bản.
Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE)
Là giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú lại Nhật do Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp. Chứng minh bạn được phép lưu trú hợp pháp tại Nhật. Phải có giấy này mới xin được visa và nhập cảnh vào Nhật được.
Quy trình chương trình Thực tập sinh
Quy trình khái quát đối với phía tiếp nhận
Bước 1: Làm việc giữa công ty tiếp nhận và NĐ
- Công ty tiếp nhận trao đổi với Nghiệp đoàn về các nội dung công việc của công ty cũng như nội dung công việc muốn tuyển Thực tập sinh. Đăng ký tuyển Thực tập sinh qua Nghiệp đoàn.
- Sau khi quyết định được ngành nghề sẽ tuyển Thực tập sinh, công ty tiếp nhận sẽ cung cấp các thông tin, điều kiện tuyển dụng một cách cụ thể nhất.
Bước 2: Nghiệp đoàn làm việc với công ty phái cử
- Nghiệp đoàn sẽ liên hệ với công ty phái cử liên kết. Đưa ra điều kiện tuyển dụng của công ty tiếp nhận.
- Công ty phái cử sẽ tuyển Thực tập sinh theo yêu cầu của công ty tiếp nhận.
Bước 3: Phỏng vấn
- Tổ chức phỏng vấn giữa Thực tập sinh với công ty tiếp nhận
Bước 4: Nghiệp đoàn cùng với công ty tiếp nhận và công ty phái cử xây dựng kế hoạch, chương trình thực tập kỹ năng cho Thực tập sinh.
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để Thực tập sinh nhập cảnh Nhật Bản.
- Phía Nhật (Nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận) sẽ hỗ trợ xin Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE) tại Cục xuất nhập cảnh tại địa phương.
- Phía Việt Nam (công ty phái cử) sẽ hỗ trợ xin visa tại Đại Sứ Quán Nhật tại nước ngoài.
Bước 6: Nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận quản lý và đào tạo Thực tập sinh theo chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Quy trình cụ thể đối với người lao động đi theo “Kiểu quản lý đoàn thể” (Chi tiết)
(Tại đây chỉ trình bày về quy trình, không nói đến chi phí.)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Bước 1: Tham gia tư vấn hướng nghiệp và sơ tuyển ứng viên:
- Các công Xuất khẩu lao động sẽ tổ chức các buổi hướng nghiệp để giải thích về chương trình Thực tập sinh. Cũng có lao động tự tìm hiểu rồi đăng ký thì cũng sẽ được công ty phái cử tư vấn hướng nghiệp.
- Nếu mọi người có nguyện vọng, mọi người sẽ trải qua vòng sơ tuyển. Vòng này chủ yếu để xác nhận bạn có đủ thể lực để đảm bảo hiệu suất công việc hay không. Điều kiện yêu cầu cơ bản là trên 18 tuổi, không mắc các bênh truyền nhiễm như HIV, viêm gam B…. và:
– Nam cao 1,60m trở lên, nặng 50 kg trở lên
– Nữ cao 1,50m trở lên, nặng 45 kg trở lên
(Về chiều cao cân nặng cũng có thể có châm chước, không quá khắt khe theo con số trên)
Bước 2: Đăng ký, khai form thông tin, khám sức khỏe
- Ứng viên sẽ điền thông tin cá nhân vào form đăng ký đi Thực tập sinh Nhật của công ty phái cử. Thông tin chủ yếu là tên, tuổi, chiều cao cân nặng, bằng cấp, kinh nghiệm, sở trường, sở đoảng, các thành viên trong gia đình, …
- Sau đó, để xác nhận chắc chắn về tình trạng sức khỏe. Ứng viên phải đi khám sức khỏe tại cơ sở ý tế khám cho lao động đi làm việc tại nước ngoài. Nếu ứng viên nào không đủ điều kiện sẽ được thông báo và dừng quá trình sau đó. Ứng viên nào đủ điều kiện sức khỏe sẽ được sắp xếp tham gia phỏng vấn.
Giai đoạn 2: Thi tuyển
Bước 3: Học tiếng, tham gia phỏng vấn
- Có một số đơn vị phái cử không yêu cầu ứng viên phải học tiếng Nhật trước khi tham gia phỏng vấn vì đã có phiên dịch. Tuy nhiên cũng có những đơn vị đào tạo tiếng miễn phí hoặc có phí tiếng Nhật trước khi ứng viên tham gia phỏng vấn.
- Tùy vào yêu cầu của phía doanh nghiệp tiếp nhận (giới tính, độ tuổi, chiều cao, cận nặng, kinh nghiệm, tình trạng hôn nhân,…) mà công ty phái cử sẽ lựa chọn các ứng viên phù hợp để tổ chức phỏng vấn. Cũng có đơn hàng yêu cầu thi tay nghề (hàn, may, giàn giáo,…) Thì các bạn có thể phải tham gia các khóa đào tạo trước thi tuyển. Hình thức phỏng vấn là trực tiếp hoặc online. Tỷ lệ chọi thông thường là 3 chọn 1. Người lao động có thể được tham gia phỏng vấn nhiều lần, cho tới khi
Giai đoạn 3: Đào tạo sau trúng tuyển, xuất cảnh
Bước 4: Tham gia đào tạo sau trúng tuyển
- Đối với bạn nào trượt phỏng vấn tại công ty tiếp nhận A, thì vẫn có thể tham gia phỏng vấn tại công ty tiếp nhận B, C, D… cho tới khi nào đỗ.
- Đối với các bạn trúng tuyển sẽ tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản từ 3 đến 6 tháng. Có công ty yêu cầu tiếng tốt thì có thể lâu hơn.
Bước 5: Chuẩn bị giấy tờ để làm hồ sơ xuất cảnh, nhập cảnh
Các bạn trúng tuyển sẽ về làm hộ chiếu. Tùy theo tiến độ dự kiến nhập cảnh. Các bạn sẽ cần cung cấp những giấy tờ cần thiết để công ty tiếp nhận tại Nhật và công ty phái cử tại Việt Nam xin tư cách lưu trú (COE) và visa. Sau khi giấy tờ hoàn tất, công ty phái cử sẽ mua vé máy bay theo lịch nhập cảnh.
Bước 6: Xuất cảnh khỏi Việt Nam, nhập cảnh Nhật Bản.
Theo lịch xuất cảnh, nhập cảnh. Các bạn Thực tập sinh sẽ chuẩn bị hành lý, giấy từ cần thiết (hộ chiếu, visa, vé máy bay,…). Ra sân bay sẽ được nhân viên công ty phái cử hỗ trợ, hướng dẫn làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Sau đó là quá trình sau khi tới Nhật.
Giai đoạn 4: Sau khi nhập cảnh
Bước 7: Học tại Nghiệp đoàn 1 tháng
Sau khi nhập cảnh, các bạn Thực tập sinh sẽ được đưa về Nghiệp đoàn. Các bạn sẽ ở đây 1 tháng để học tiếng Nhật, luật pháp cơ bản, cách ứng phó khi có thiên tai, hỏa hoạn, an toàn giao thông, an toàn lao động….. Sau 1 tháng, các bạn sẽ về công ty làm việc.
Bước 8: Về công ty tiếp nhận làm việc.
Khi về công ty tiếp nhận tại Nhật. Các bạn sẽ được nhận nơi ở, làm các giấy tờ cần thiết (đăng ký cư trú, làm thẻ ngân hàng,…) và được hướng dẫn công việc tại công ty. Giai đoạn làm việc ở Nhật sẽ theo chương trình Thực tập sinh. Hết năm 1, thi chuyển giai đoạn để tiếp tục làm việc 2 năm nữa. Nếu ai có nguyện vọng, sau khi hết 3 năm có thể thi chuyển giai đoạn để ở lại làm thêm 2 năm nữa. Tối đa là 5 năm cho chương trình Thực tập sinh. Hoàn thành chương trình các bạn sẽ về nước theo kế hoạch.
Quy trình chương trình Kỹ năng đặc định
Phân loại
Kỹ năng đặc định số 1 (14 lĩnh vực)
Cho 14 lĩnh vực Điều dưỡng, ẩm thực, xây dựng, vệ sinh nhà cao tầng, sản xuất thực phẩm, khách sạn, nông nghiệp, đóng tàu, ngư nghiệp, bảo dưỡng ô tô, chế tạo máy (cơ khí), sản xuất linh kiện điện tử, hàng không, công nghiệp vật liệu.
- Thời gian lưu trú: 1 năm, 6 tháng hoặc 4 tháng gia hạn visa 1 lần, thời gian lưu trú tối đa 5 năm.
- Tiêu chuẩn kỹ năng: Xác nhận bởi các kỳ thi (người nước ngoài đã hoàn thành khóa đào tạo Thực tập sinh kỹ thuật số 2 được miễn thi)
- Tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật: Xác nhận trình độ tiếng Nhật cần thiết cho cuộc sống và công việc hàng ngày bằng các kỳ thi, tối thiểu N4 JLPT (người nước ngoài đã hoàn thành khóa đào tạo Thực tập sinh kỹ thuật số 2 được miễn thi)
- Bảo lãnh gia đình: Chưa được phép.
- Là đối tượng hỗ trợ của đơn vị tiếp nhận hoặc tổ chức hỗ trợ đăng ký.
Kỹ năng đặc định số 2 (2 lĩnh vực: xây dựng và đóng tàu)
- Thời gian lưu trú: 3 năm, 1 năm hoặc 6 tháng gia hạn visa 1 lần, không giới hạn thời gian lưu trú.
- Tiêu chuẩn kỹ năng: Xác nhận bởi các kỳ thi
- Tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật: Không cần xác nhận qua kỳ thi
- Bảo lãnh gia đình: Được phép nếu đủ điều kiện (Bảo lãnh vợ/chồng, con)
- Ngoài đối tượng hỗ trợ của đơn vị tiếp nhận hoặc tổ chức hỗ trợ đăng ký.
Quy trình chương trình
Đối tượng đang lưu trú tại Nhật theo tư cách lưu trú Du học sinh hoặc thực tập sinh kỹ năng:
Bước 1: Người nước ngoài đang ở Nhật là Thực tập sinh đã hoàn thành khóa đào tạo Thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc người nước ngoài tham gia và vượt qua kỳ thi kỹ năng cần thiết, lấy chửng chỉ nghề và chứng chỉ tiếng.
Bước 2: Phỏng vấn với công ty tiếp nhận & ký hợp đồng lao động.
Bước 3: Công ty tiếp nhận và đơn vị hỗ trợ xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài. Phổ biến và hướng dẫn về chương trình. Sau đó người lao động sẽ khám sức khỏe, chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục tiếp theo.
Bước 4: Công ty tiếp nhận hỗ trợ nộp đơn thay đổi tư cách lưu trú tới Cục xuất nhập cảnh tại địa phương.
Bước 5: Chuyển sang tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định số 1”.
Bước 6: Bắt đầu làm việc.
Đối tượng đang lưu trú tại nước ngoài
Bước 1: Người nước ngoài là Thực tập sinh kỹ năng số 2 đã về nước (TTSKN số 2 được miễn thi); hoặc người nước ngoài đang ở ngoài Nhật Bản thi đỗ các kỳ thi kỹ năng và tiếng Nhật (tối thiểu N4)
Bước 2: Phỏng vấn với công ty tiếp nhận & ký hợp đồng lao động.
Bước 3: Công ty tiếp nhận và đơn vị hỗ trợ xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài. Phổ biến và hướng dẫn về chương trình. Sau đó người lao động sẽ khám sức khỏe, chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục tiếp theo.
Bước 4: Công ty tiếp nhận hỗ trợ nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE) tại Cục xuất nhập cảnh địa phương.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE) (Cơ quan tiếp nhận sẽ gửi về cho người lao động)
Bước 6: Người lao động làm hồ sơ xin visa tại Đại Sứ Quán Nhật Bản tại nước ngoài. (Diện tokutei cơ bản không cần có sự tham gia của công ty phái cử. Tuy nhiên, vì để tránh lừa đảo và thuận tiện trong việc làm hồ sơ, Bộ LĐTB&XH Việt Nam đã phê duyệt những công ty phái cử đủ điều kiện phái cử diện Tokutei. Người lao động sẽ thông qua những công ty này để đăng ký đi theo chương trình. Và công ty phái cử sẽ hỗ trợ xin visa trong giai đoạn này)
Bước 7: Nhận visa
Bước 8: Nhập cảnh và bắt đầu làm việc
Kết lại
Nội dung Phần 3 đã nếu rõ về quy trình của từng chương trình. Qua đây, các bạn có thể hình dung được khái quát toàn bộ và những phần nào liên quan đến bản thân để có thể chuẩn bị trước và tốt hơn.
Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp và biên tập
Có thể bạn cũng quan tâm
🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 1)
🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 3)
🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 4)
🌻 4 hình thức du học Nhật Bản bạn cần biết!
🌻 Người Nhật trong công việc: Nghiêm túc Cẩn trọng Tập trung
Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:
🌻Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas
🌻Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH
🌻Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z
Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nh