INEMURI (居眠り) – NGỦ GẬT NƠI CÔNG CỘNG VÀ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI NHẬT

Người Nhật luôn được đánh giá là người chăm chỉ, cống hiến hết mình vì công việc. Một trong những bí quyết giúp họ có khả năng làm việc với hiệu suất cao mà vẫn đảm bảo sức khỏe; chính là thói quen ngủ gật Inemuri. Từ những doanh nhân thành đạt cho đến những học sinh tích cực ở đất nước này đều coi Inemuri như một thói quen hữu ích.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các nét văn hóa khác của người Nhật?! Xem thêm:

🌻 Đi ăn với khách Nhật cần nắm 10 quy tắc sau để không bị thất lễ!

🌻 10 điều cấm kỵ không làm khi ở Nhật!

Vậy Inemuri – thói quen ngủ gật của người Nhật bắt nguồn từ đâu? 

Vào thập niên 1980, Nhật Bản đang ở đỉnh cao của thời kỳ Kinh tế Bong bóng nổi tiếng; một thời kỳ bùng nổ đầu tư bất thường. Vì thế, đời sống hàng ngày cũng rất bận rộn. Họ có rất ít thời gian để ngủ trưa hay ngủ tối. Vì thế, họ tranh thủ ngủ trên tàu điện ngầm, thư viện, xe bus, trong một cuộc họp hay trong lớp học… Và hành động đó được người Nhật gọi là Inemuri. Lâu dần, nó đã trở thành một “quy tắc văn hóa” của người Nhật. Họ không hề xem đó là một biểu hiện xấu hay một trò cười. Tại Nhật, nó hàm chứa một niềm tự hào: người Nhật là những người làm việc rất chăm chỉ. 

Người Nhật nghĩ gì về việc ngủ gật – Inemuri? 

Inemuri không giống như ngủ trưa hay ngủ tối

Người Nhật không cho rằng ngủ gật là hành động ngủ thực sự giống ngủ trưa hay ngủ tối thông thường. Việc ngủ gật được người Nhật xem như là việc đầu óc lang thang giữa ban ngày, cho dù người đó có đang ngủ, họ vẫn có thể thức tỉnh bất cứ lúc nào cần thiết. Ngoài ra, ngủ gật còn chứng tỏ là bạn đã làm việc hết sức chăm chỉ vào đêm hôm trước.  

Ngủ gật cũng là một dạng biểu hiệu của tính cần cù ở Nhật

Theo người Nhật, tính cần cù được biểu hiện bằng việc dốc hết sức lực làm việc trong nhiều giờ. Một người dù đang mệt mỏi hay ốm bệnh nhưng vẫn cố gắng góp mặt trong buổi họp; chứng tỏ sự siêng năng, ý thức trách nhiệm và sự sẵn sàng hy sinh của họ. Bằng việc vượt qua nhu cầu và yếu kém thể chất; một người sẽ trở nên đức hạnh, có tâm lý kiên định, cũng như tràn đầy năng lượng tích cực. Người như vậy được cho là đáng tin cậy và sẽ được đánh giá cao. 

Đây còn là cách khiêm tốn thể hiện sự cần cù ra ngoài

Hơn thế, khiêm tốn cũng là một đức tính được coi trọng. Vì thế, việc tự hào về sự cần cù của chính mình sẽ không được chấp nhận. Vì thế, nó tạo ra nhu cầu cho những cách thức tinh tế để đạt được sự công nhận của xã hội. Nếu như mệt mỏi và bệnh tật thường được xem là hệ quả của nỗ lực làm việc và sự siêng năng. Inemuri – hay kể cả giả vờ Inemuri  – cũng được cho là dấu hiệu của một người lao động chăm chỉ; nhưng vẫn có đủ sức mạnh và phẩm chất đạo đức cần thiết để kiểm soát bản thân và cảm xúc của mình. 

Kết luận

Vì vậy, đối với người Nhật thói quen ngủ ngắn Inemuri không phải là xu hướng của sự lười biếng. Thay vì vậy, nó là biểu hiện thuần túy của đời sống xã hội Nhật Bản để đảm bảo những nghĩa vụ thông thường; cho phép người ta có thể tạm thời “vắng mặt” ngay khi đang làm việc; cũng như thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng làm việc trong ngày hôm trước. 

Nguồn: Sưu tầm Internet và tổng hợp

Có thể bạn cũng quan tâm

🌻 Phương pháp giỏi Tiếng Nhật 4 kỹ năng dành cho người muốn đi làm ở Nhật

🌻 “Bạn sống để làm việc hay làm việc để sống?” Câu chuyện của một người Nhật đáng kính Hoa đã gặp!

🌻 3 Tips hay giúp bạn tiết kiệm khi sống và học tập tại Nhật!

🌻 Nghề Phiên dịch tiếng Nhật: Tìm việc ở đâu?


Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé!

 🌻Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas

 🌻Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH

 🌻Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z

Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *