Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 4)

Ở 3 phần trước, chúng ta đã tìm hiểu những khác nhau cơ bản từ khái niệm cho đến quy trình của chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định. Ở phần 4 sẽ là nội dung tổng hợp và một số lời khuyên dành cho các bạn trước khi sang Nhật.

Tổng hợp những khác nhau cơ bản của chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định

Tiêu chí

Thực tập sinh kỹ năng

Kỹ năng đặc định

Bản chất

Học hỏi, tiếp thu, chuyển giao công nghệ

Giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực tại Nhật

Số quốc gia được thi

15 quốc gia

Tất cả các quốc gia

Đối tượng

Tốt nghiệp THPT, đủ 18 tuổi

Thực tập sinh kỹ năng số 2, số 3 đã hoàn thành chương trình.

Ứng viên chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực tuyển dụng và tiếng Nhật nhất định.

Yêu cầu

Đa số không yêu cầu kinh nghiệm và tiếng Nhật trước khi tham gia chương trình

Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ tiếng Nhật nhất định (Đỗ kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật theo từng lĩnh vực tiếp nhận)

Thời hạn lưu trú

1 ~ 5 năm

Không giới hạn

Điều kiện làm việc

Về cơ bản là KHÔNG ĐƯỢC thay đổi công ty làm việc trong suốt thời gian thực tập. (trừ trường hợp bất khả kháng)

Bị giám sát trong suốt quá trình.

CÓ THỂ CHUYỂN VIỆC trong cùng phân loại công việc hoặc giữa các phân loại công việc có điểm chung về trình độ kỹ năng đề cập đã được xác nhận qua các kỳ thi

Lương

Cơ bản theo vùng hoặc ngành nghề, thấp hơn người Nhật tại vị trí tương đương

Bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật ở vị trí tương đương

Về bảo lãnh người thân

Không được phép

Trên 5 năm thì có thể

Chi phí bỏ ra (tham khảo)

5,000USD~9,000USD

0USD~3,000USD

Số ngành nghề tuyển

83 ngành nghề (151 công việc)

14 ngành nghề

Các bên liên quan

4 bên (Người lao động, Công ty phái cử, Nghiệp đoàn, Công ty tiếp nhận)

3 bên (Người lao động, Đơn vị hỗ trợ, Công ty tiếp nhận)

Người lao động

Phụ thuộc vào sắp xếp của Công ty xuất khẩu lao động khi ở Việt Nam.

Chịu sự quản lý, giám sát của Công ty tiếp nhận và Nghiệp đoàn tại Nhật.

Chủ động hơn trong việc tìm kiếm việc làm với chuyên môn đã có.

Cuộc sống nhân quyền giống người Nhật.

Người lao động Việt Nam nên sang Nhật theo chế độ nào?

Thực tập sinh hay Kỹ năng đặc định?

Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định

Nhật Bản là giấc mơ của rất nhiều người. Người đi vì muốn kiếm tiền; người đi vì muốn học hỏi công nghệ; người đi để trải nghiệm. Tuy nhiên, nên xác định đúng loại hình phù hợp với bản thân, để có thể đưa ra lựa chọn chính xác.

Chắc hẳn ai cũng muốn được hưởng chế độ đãi ngộ tốt, lương cao. Vì vậy, chương trình Kỹ năng đặc định là ưu tiên hơn so với Thực tập sinh. Tuy nhiên, để đi được theo chương trình Kỹ năng đặc định thì cần thỏa mãn điều kiện khắt khe hơn. Chính vì thế, nếu bạn không đủ điều kiện đi theo chế độ này mà vẫn muốn đi Nhật thì có thể chọn hình thức Thực tập sinh.

Không sang Nhật theo trào lưu

Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định

Theo Wikipedia, người Việt Nam du học ở Nhật theo phòng trào Đông Du từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Từ những năm 1970, Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận người nước ngoài theo luật tị nạn. Số người nước ngoài nhập cư và nhập quốc tịch Nhật bắt đầu tăng lên. Từ năm 1990 số người Việt tại Nhật gia tăng cùng với sự gia tăng người lao động nước ngoài tại Nhật. Tới năm 2000, thống kê có 16,908 người. Và tăng nhanh vào những năm sau đó. Tính tới cuối năm 2020 có 448,053 người Việt Nam tại Nhật Bản.Trong đó, phần lớn là người Việt lưu trú với tư cách Thực tập sinh và du học sinh.

Tại sao, số lượng người Việt lại khổng lồ đến vậy. Có phải đi Nhật đã trở thành trào lưu? Thực tập sinh và Du học sinh người Việt tại Nhật mặc dù có thể làm công việc rất vất vả, hay môi trường khắc nghiệt. Nhiều khi tăng ca tới sáng, có khi vật lộn với đống củ cải, hay dọn phân cho những con bò sữa. Nhưng mọi người lại có thói quen chia sẻ những khoảnh khắc vui chơi, ăn uống, du lịch, mua sắm lên mạng xã hội. Giống như đang tận hưởng một cuộc sống nhàn hạ và hưởng thụ. Mặc dù hưởng thụ như vậy, mà tiền gửi về cho gia đình vẫn nhiều, vẫn xây được nhà, ai khá hơn thì mua được cả ô tô. Điều đó khiến nhiều người lầm tưởng và tạo ra một làn sóng, trào lưu đi Nhật.

Vậy, Nhật Bản có thực sự màu hồng như vậy không?

Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định

Nhật Bản cũng như Việt Nam, có thành phố, có nông thôn, có miền núi; có nơi giàu và nơi nghèo. Chế độ lao động là chung, nhưng tùy công ty mà mỗi người lại được đối xử một cách khác nhau. Thực sự có những người, đối với họ, 3 năm lao động ở Nhật là cả một quãng thời gian đẹp và đáng nhớ. Nhưng lại có người coi đó là ác mộng, là địa ngục. Có người cầm tiền và bằng khen trở về quê hương, có người lại bỏ mạng nơi xứ lạ.

Vì vậy, nếu bạn đang có ý định đi Nhật. Hãy tham khảo thông tin từ nhiều kênh, càng nhiều càng tốt. Để có một cái nhìn đúng đắn về Nhật Bản trước khi đặt chân tới đó và không phải hối hận về quyết định của mình.

Lời khuyên dành cho những ai muốn đi lao động Nhật Bản

Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định

Nếu các bạn đã quyết định đi Nhật rồi, hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây nhé:

☑️ Xác định chính xác mục đích đi Nhật: Nếu bạn chỉ muốn kiếm tiền hay trải nghiệm cuộc sống, thì có thể chọn hình thức lao động phù hợp với bản thân. Nếu bạn muốn học hỏi thật nhiều nữa, bạn có thể đi du học.

☑️ Học tiếng Nhật thật tốt: Tiếng Nhật chính là vũ khí giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn. Giúp bạn giao lưu, kết bạn.

☑️ Cố gắng tận dụng thời gian ở Nhật: Bạn có thể nhân cơ hội tới Nhật để học thêm về văn hóa, mở rộng kiến thức. Học hỏi thêm về công việc để nâng cao trình độ. Hãy sử dụng thời gian của mình 1 cách có ích và hiệu quả.

☑️ Cẩn thận với những chiêu trò lừa đảo: Hiện nay, có rất nhiều hình thức lừa đảo tinh vi tại Nhật. Mặc dù đã được cảnh báo trước, xong số người nhẹ dạ cả tin để bị lừa ở Nhật không hề giảm đi. Vì vậy, mỗi chúng ta cần tự bảo vệ mình, hãy tìm hiều các kênh thông tin chính thống của nhà nước hoặc người thật việc thật. Tránh ham lợi mà để tiền mất tật mang.

Kết lại

Sau khi theo dõi cả 4 phần, chắc hẳn các bạn có thể nhận thấy mình phù hợp với hình thức lao động nào hay nên đi theo hình thức nào. Một điều cần nhấn mạnh lại đó chính là không nên đi Nhật theo trào lưu. Hãy để tự bản thân lên kế hoạch cuộc đời và tự thực hiện nó. Nếu bạn đã quyết định chọn Nhật Bản là một phần của mình. Hãy cố gắng để khoảng thời gian ở Nhật trở nên thực sự có ý nghĩa. Chúc các bạn sẽ đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn.

Hiện tại, ONE-VALUE được Bộ Đất Đai, Cơ Sở Hạ Tầng, Giao Thông và Du Lịch Nhật Bản – MLIT triển khai “Dự án Lao động kỹ năng đặc định (Tokutei) ngành xây dựng”; nhằm hỗ trợ nguồn nhân lực cho ngành Xây dựng Nhật Bản. Các bạn có thể tham khảo thông tin tại đây.

Có thể bạn cũng quan tâm

🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 1)

🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 2)

🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 3)

🌻 Giới thiệu Dự án Lao động kỹ năng đặc định (Tokutei) ngành xây dựng 2021

🌻 Nên hay không nên cất bằng đại học để đi xuất khẩu lao động?


Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:

 🌻Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas

 🌻Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH

 🌻Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z

Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *