Tăng cường vũ trang và ngân sách cho quốc phòng có phải là cách giữ hòa bình?

Tăng cường vũ trang và ngân sách cho quốc phòng có phải là cách giữ hòa bình?

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraina là một sự kiện lịch sử quan trọng của thế giới, bởi rất nhiều mối quan hệ giữa các quốc gia đã bị ảnh hưởng, Việt Nam và Nhật Bản cũng không thoát khỏi vòng xoáy liên luỵ đó. Trước sự kiện được cả thế giới quan tâm Phi Hoa cũng có những quan điểm mang tính cá nhân như sau:

Thứ nhất, việc một quốc gia lớn có tầm ảnh hưởng can thiệp, xâm lược nước nhỏ hơn có được thế giới cho phép không? Nếu Nga thắng Ukraina trong cuộc chiến này thì đồng nghĩa với việc những nước có tiềm lực về quân sự, kinh tế, chính trị sẽ  có tiền lệ can thiệp sâu vào chính quyền của những nước nhỏ hơn để lập ra một chính quyền bù nhìn hoặc thực hiện những thôn tính khác. Cũng theo đó, các nước khác như Mỹ hay Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa với các quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam. 

Tăng cường vũ trang và ngân sách cho quốc phòng có phải là cách giữ hòa bình?

Điều thứ hai mà Hoa muốn đề cập ở đây đó là xu hướng gia tăng an ninh quốc phòng, gia tăng sản xuất vũ khí để tự bảo vệ đất nước. Xu hướng này khá giống với tình trạng các nước khi xảy ra cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới (1953 – 1962) giữa các nước tư bản phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ và các nước xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên Xô.  

Ngày 27/2 thủ tướng Đức đã tuyên bố giải phóng 100 tỷ Euro để thay thế các thiết bị quân sự, đồng thời Đức sẽ tăng đáng kể ngân sách cho quốc phòng trong tương lai, dự kiến Đức sẽ đầu tư khoảng 2% GDP vào cho quốc phòng. Con số này đã vượt qua các thành viên NATO và đứng thức 3 trên thế giới.  

Khi mà các nước trên thế giới đều có xu hướng bảo vệ mình bằng cách chạy đua quân sự thì chắc chắn đây là mối đe dọa rất lớn đối với toàn bộ công dân trên thế giới. Theo như Hoa tìm hiểu thì ở Mỹ đã có luật rằng phép người dân sử dụng súng để tự vệ. Thế nhưng liệu mang súng trên người bạn có thật sự được đảm bảo an toàn? Nếu bạn mang súng đồng nghĩa với việc người khác cũng được mang và có quyền tự vệ như bạn, điều đó khiến tất cả chúng ta đều trở thành mối đe dọa của nhau chứ không chỉ riêng các thành phần tội phạm. Từ ví dụ của Mỹ Hoa cảm thấy khi tất cả các quốc gia trên thế giới đều không có xu hướng sản xuất vũ khí để phòng bị thì rất có thể thế giới sẽ trở nên an toàn hơn so với việc quốc gia nào cũng trở thành mối đe dọa của nhau. Tất cả đều phải gồng mình lên trước nguy cơ chiến tranh, nguy cơ có thể bị xâm lược bất cứ lúc nào.  

Tăng cường vũ trang và ngân sách cho quốc phòng có phải là cách giữ hòa bình?

Điều thứ ba mà Hoa muốn nói đến trong bài viết này đó là: Trong một bài phỏng vấn gần đây trên đài truyền hình Fuji, nguyên thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe của Nhật bản đã nói rằng: “Nhật Bản nên có một cuộc thảo luận chính thức với Mỹ về việc sử dụng chung vũ khí hạt nhân ”, Nhật cũng nên tăng cường đội quân tự vệ chuyển thành quân đội quốc phòng để bảo vệ Nhật. Sau thế chiến thứ hai Nhật Bản đã cam kết duy trì 3 nguyên tắc phi hạt nhân bao gồm: “ không sản xuất, không sở hữu, và không cho phép các loại vũ khí hạt nhân có mặt trên lãnh thổ Nhật Bản”. Mặc dù thủ tướng hiện tại của Nhật Bản đã bác bỏ quan điểm này, nhưng Hoa nghĩ rằng không ít người sẽ có chung suy nghĩ với nguyên thủ tướng Abe, nếu đứng từ phía người dân Nhật với quan điểm bảo vệ dân tộc thì Hoa cũng sẽ có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, nếu đứng trên cược vị thế giới thì đây là một quyết định mang tính đe dọa như Hoa có đề cập ở trong ý thứ hai của mình. Việt Nam chúng ta là một nước nhỏ, nên khi nhìn vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraina chắc chắn sẽ không thoát khỏi sự lo sợ nếu nước lớn như Trung Quốc coi đây là một case study để triển khai với Đài Loan, thậm chí là cả Việt Nam.  

Tăng cường vũ trang và ngân sách cho quốc phòng có phải là cách giữ hòa bình?

Điều cuối cùng Hoa muốn nêu quan điểm của mình trước cuộc chiến Nga và Ukraina là: Cuộc chiến này có thể không có lợi cho cả bên xâm lược còn tất bị xâm lược thì thiệt hại chắc rồi. Những những lệnh trừng phạt liên tiếp của các nước trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Nga. Cụ thể các hạn chế có quy mô lớn và tác động sâu đến các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Nga như tài chính, ngân hàng, năng lượng, công nghệ cao, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Đóng băng tài sản nước ngoài của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ hạn chế khả năng thực hiện các can thiệp ngoại hối. 7 ngân hàng Nga bị ngắt kết nối khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT sẽ làm phức tạp đáng kể các giao dịch liên ngân hàng quốc tế, mặc dù nó sẽ không làm cho chúng trở nên bất khả thi, nhưng thời gian và chi phí sẽ tăng lên. Đồng Rúp mất giá cũng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là về phía Nga còn Ukraina thì chúng ta không cần nói quá nhiều về thiệt hại vì chiến tranh làm một quốc gia bay màu trên mọi bản đồ tăng trưởng. Trong cuộc chiến này cả Nga và Ukraina đều bị thiệt hại về kinh tế và uy tín chính trị trên trường quốc tế. Và khi “anh em cùng mẹ đẻ ra” đánh nhau thì chỉ có người ngoài được lợi. Chúng ta dễ dàng nhìn ra bên hưởng lợi ở đây là Mỹ. Có giả thuyết cho rằng truyền thông Mỹ cầu nguyện ủng hộ cho Ukraina nhưng dã tâm thì muốn cuộc chiến này kéo dài. Và Hoa nghiêng về giả thuyết đó.  

Từ cái tâm của mình Hoa mong rằng Ukraina sớm đạt được thoả thuận ngừng chiến trong cuộc chiến này. Việc chạy đua vũ trang giữa các nước, hay việc tăng ngân sách quốc phòng của các nước châu Âu chưa phải là hướng đi đúng để mang lại hòa bình. Đất nước có lợi nhất trong cuộc chiến này là Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ có lợi từ bán vũ khí và có lợi truyền thông về hình ảnh 1 quốc gia giúp đỡ quốc gia nhỏ khác chống lại một nước Nga xấu xa. Đất nước thiệt hại nhất chính là Nga và Ukraina. Vì thế, thỏa thuận song phẳng, giải tán NATO là điều gần nhất để giúp thế giới hòa bình.   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *