5 điều Hoa cực không thích ở người Nhật!

5 Điều Hoa không thích ở người Nhật

Thế giới biết đến người Nhật như những người nghiêm túc và hết mình trong công việc. Đồng thời họ còn có chuẩn mực đạo đức cao và luôn làm theo những quy trình rất rõ ràng. Tuy nhiên, người nước nào cũng sẽ bị gò bó bởi chính văn hóa của đất nước và tư duy của bản thân mình. Điều này, dẫn đến những suy nghĩ còn chưa chính xác và những hành vi còn chưa đúng mực. Trong bài viết này, Hoa muốn đưa ra cái nhìn đa chiều hơn về người Nhật bằng cách chia sẻ một vài trải nghiệm cá nhân của Hoa khi tiếp xúc và làm việc với một số người Nhật.

Xin lưu ý: bài viết chỉ hướng tới một phần rất nhỏ của người Nhật. Đa số người Nhật mà Hoa quen đều là những người rất tốt và đáng nể trọng. 

Nói một cách mỉa mai về Việt Nam

Hoa hay khen Mì Ý của Nhật ngon hơn Mì Ý của Ý. Có lẽ do khẩu vị của người Nhật rất tinh tế. Nên Mì Ý được Nhật hoá cũng rất tinh tế và ngon hơn ở Ý (theo cảm nhận cá nhân của Hoa). Ông bạn người Nhật của Hoa cũng khen Bánh mì Việt Nam ngon. Nhưng cách khen thì thật khó chấp nhận!

「さすがフランスの植民地だけのことはある」(Dịch: Đúng là có những thứ chỉ có ở thuộc địa của Pháp). 

Có thể hiểu ông ấy ám chỉ rằng Bánh mì ngon như vậy vì Việt Nam được hưởng ân huệ từ việc Pháp đô hộ. Ý thì có thể đúng nhưng cách nói thì thật sự khó nghe đối với Hoa. Nếu ông ấy đổi cách nói thành: “Do ảnh hưởng của văn hoá, ẩm thực Pháp mà Việt Nam có được Bánh mì ngon”. Thì có lẽ cảm nhận của Hoa đã khác. Cứ có người nào nhắc đến từ 植民地 (shokuminchi) – “thuộc địa” là Hoa lại cảm thấy họ đang không nhìn nhận Việt Nam một cách đúng đắn.

Phân biệt lương với người đến từ các nước Đông Nam Á

Vẫn còn nhiều người Nhật dù làm việc ở những công ty lớn nhưng cái đầu chưa được quốc tế hoá. Nhiều người vẫn mang những suy nghĩ cũ kỹ của thời đại trước. Họ không hiểu rằng, thời đại này nhân lực được đánh giá bằng năng lực thực tế. Và doanh nghiệp Nhật cũng đang rất cần nhân lực nước ngoài chất lượng cao. Họ vẫn mặc định rằng người Việt Nam (hay người nước nào kém phát triển chút) thì lương phải kém hơn người Nhật. Mặc dù năng lực hai bên tương đương nhau. Hoặc thậm chí có nhiều người Việt Nam ưu tú hơn nhân viên người Nhật. Những suy nghĩ cổ hủ này khiến cho bức tường rào đối với người lao động Việt Nam vẫn còn rất cao.

Một số người Nhật tỏ ra thượng đẳng khi đi công tác tại các nước Đông Nam Á

Hồi sinh viên năm hai Hoa có gặp phải một ông người Nhật như vậy. Ông này nghĩ rằng mình có quyền đánh giá thấp người Việt Nam. Chỉ vì nước Nhật là nước phát triển hơn. Cách ông ấy nói chuyện và đối xử với lái xe taxi hay bồi bàn khi đến Việt Nam thể hiện sự khinh thường và thiếu tôn trọng.

Ông này làm business tại Việt Nam. Nhưng cuối cùng thất bại thảm hại. Hoa nghĩ nguyên nhân cốt lõi của sự thất bại xuất phát chính từ việc không tôn trọng người Việt.

Những người Nhật là bạn bè và đối tác hiện tại của Hoa may mắn là người biết tôn trọng người khác. Không chỉ tôn trọng văn hoá Việt Nam, con người Việt Nam mà còn tôn trọng Hoa dù Hoa kém tuổi hơn. Đối với những người Nhật như vậy, Hoa cũng thực sự tôn trọng họ từ đáy lòng. Bài học rút ra: Hãy chọn bạn mà chơi!

Cách nói vòng vo, đặc biệt là khi muốn từ chối của người Nhật

Đây cũng là một đặc thù của tiếng Nhật. Nói càng lịch sự thì càng dài. Chuyện gì không làm được hay khi muốn từ chối thì đệm trước đệm sau. Nhưng chắc do tác phong nghề nghiệp nên dù nói tiếng Nhật, Hoa cũng nói thẳng vào vấn đề, bắt đầu từ kết luận để tiết kiệm thời gian. Hôm trước khi Hoa đổi vé máy bay, nhân viên nói không đổi được, vòng vo xin lỗi Hoa mất 3 phút. Hoa muốn cúp máy cho đỡ tốn thời gian mà bạn ý còn chưa xin lỗi xong. Thật sự khó xử!

Cứng nhắc trong cách xử lý tình huống, đặc biệt khi có trường hợp khẩn cấp

Nhật mạnh về kỷ luật, về hệ thống, luôn biến mọi thứ thành chuẩn. Nên mọi người làm việc rất đồng bộ, chuẩn mực. Từ cách trả lời điện thoại, cách chào khách, đến cách xin lỗi khách của nhân viên cũng đều được chuẩn hoá. Nhưng Hoa thì khó làm việc được với những người không có suy nghĩ riêng mà chỉ làm theo quy trình.

Vào nhà hàng hay vào khách sạn, Hoa hay hỏi và yêu cầu những thứ không có trong manual chuẩn hoá của họ. Một phần cũng để kiểm tra trình độ nhân viên. Hôm nọ vào viện khám sức khoẻ Hoa chỉ hỏi đúng một câu: Danh mục khám này có ý nghĩa gì? Vậy mà một loạt y tá và lễ tân chạy toán loạn. Tìm mãi mới ra một người để trả lời sau gần 1 tiếng. Thiết nghĩ người Nhật nên dạy nhân viên về sự ứng biến. Thay vì chỉ bám theo quy trình và hướng dẫn bao người như một. Về sự linh hoạt thì Hoa thích Việt Nam hơn.

Kết lại

Ở đâu cũng có những điều chưa tốt, cần được cải thiện. Hoa tin rằng cần có những chia sẻ như này để không chỉ người Nhật, mà người Việt cũng có thể nhìn lại bản thân mình và phấn đấu trở thành người tốt hơn.

Có thể bạn cũng quan tâm về Cuộc sống ở Nhật

🌻Cuộc sống ở Nhật: 1001 các trò lừa đảo lẫn nhau của người Việt ở Nhật!

🌻Tại sao người Nhật ít nói? Cảm nhận của Phi Hoa khi ở Nhật

🌻Câu chuyện cảm động về người mẹ Nhật và đứa con tật nguyền

🌻“Bạn sống để làm việc hay làm việc để sống?” Câu chuyện của một người Nhật đáng kính Hoa đã gặp!

🌻Nuôi dạy con kiểu Nhật: 5 quan điểm giúp nuôi dưỡng trẻ tự tin, độc lập và nói nhiều ngoại ngữ!


Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa tại các kênh sau nhé:

🌻Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas

🌻Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH

🌻 Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *