Dưới đây là một bài viết hay về nghiên cứu những điều khiến cho trẻ em cảm thấy hạnh phúc. Hoa dịch lại và chia sẻ cùng mọi người ở đây nhé!. Link bài viết gốc, bạn có thể xem thêm ở đây. Phần 2 sẽ được Hoa sớm cập nhật trong thời gian sắp tới. Cùng đón xem nhé!
Bài viết gốc: 子どもの精神的幸福度ワースト2位!ウェルビーイングとは?【前半】 | Teach For Japan
Hạnh phúc của trẻ em là gì?
Hạnh phúc là gì?
Chỉ số đo lường mức độ hạnh phúc
Hạnh phúc của con người được đánh giá trên nhiều mặt; và được đo bằng nhiều chỉ số khác nhau như: Hạnh phúc chủ quan, tiêu chuẩn giáo dục, chất lượng môi trường và phúc lợi xã hội.
Mỗi nghiên cứu sẽ sử dụng những chỉ số khác nhau. Vì vậy, khi đọc nghiên cứu về hạnh phúc phải hiểu nó được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào.
Người ta đã bắt đầu quan tâm tới hạnh phúc từ hơn 10 năm trước. Giáo sư Stiglitz và cộng sự đã có “ Báo cáo Stiglitz” vào năm 2009. Năm 2018, Stiglitz và cộng sự đã liệt kê các vấn đề của quản lý chính sách kinh tế đo lường mức độ sung túc của một quốc gia chỉ sử dụng chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ông lập luận về sự cần thiết phải xem xét các chỉ số phi tiền tệ như phúc lợi của con người. Kể từ đó, các cuộc thảo luận về chính sách kinh tế ngoài GDP đã được hồi sinh.
Tầm quan trọng của hạnh phúc
Trong một báo cáo OECD Beyond GDP năm 2018, Giáo sư Stiglitz đã nêu tầm quan trọng của hạnh phúc: GDP đã quá được chú trọng như một thước đo trung tâm của sức khỏe kinh tế và xã hội. Trước cuộc khủng hoảng kinh tế, nó đã che mắt các nhà hoạch định chính sách về cuộc khủng hoảng tiềm ẩn; và buộc họ phải đưa ra những lựa chọn chính sách sai lầm sau cuộc khủng hoảng.
Nếu chúng ta để mắt tới những điều quan trọng trong cuộc sống như bất bình đẳng; cách mọi người cảm thấy về những gì họ đang làm; sức khỏe của họ; khả năng của họ hay sự bền vững của môi trường; mỗi người chúng ta không thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho con người, xã hội và hành tinh này.
Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy rằng sự quan tâm của mọi người đến mức độ hạnh phúc đã tăng lên.
Xếp hạng hạnh phúc của trẻ em Nhật
Nhật Bản đứng thứ 20 trên 38 quốc gia, trong báo cáo của UNICEF! Viện UNICEF đã tính toán xếp hạng hạnh phúc này từ ba khía cạnh sau: (1) hạnh phúc về tinh thần, (2) hạnh phúc về thể chất và (3) về kỹ năng.
Các chỉ số được sử dụng để đo lường và xếp hạng ở Nhật Bản như sau:
Chỉ tiêu | Yếu tố | Tiêu chí | Xếp hạng (~/38) |
🌻 Hạnh phúc về tinh thần | Mức độ sung túc trong cuộc sốngTự sát trong độ tuổi thanh niên | Tỷ lệ trẻ em (15 tuổi) có độ hài lòng cao trong cuộc sống.Tỷ lệ tự sát (15-29 tuổi) | 37 |
🌻Hạnh phúc về thể chất | Tỷ lệ trẻ em tử vongThừa cân | Tỷ lệ tử vongTỷ lệ béo phì | 2 |
🌻 Kỹ năng | Học lựcKỹ năng xã hội | Khả năng đọc hiểu, tính toán (15 tuổi)Tỷ lệ trẻ em có thể dễ dàng kết bạn tại trường (15 tuổi) |
Nhưng trong bảng xếp hạng hạnh phúc của trẻ em do Viện công bố năm 2011, Nhật Bản đứng thứ 6/31 quốc gia. So với kết quả trên, một số người có thể tự hỏi, “Có phải hạnh phúc của trẻ em Nhật Bản đã giảm đi rất nhiều trong những năm này?”. Tuy nhiên, vì báo cáo năm 2011 được đo lường dựa trên những chỉ số khác với thời điểm này, nên có thể phù hợp để coi đây là kết quả cho thấy tình hình hiện tại và kêu gọi sự chú ý, thay vì chú ý đến sự biến động mà nó thấp hơn trước đây.
Làm sao để kiểm tra mức độ hạnh phúc?
Nhiều nghiên cứu về hạnh phúc đã được thực hiện ở Nhật Bản và ở nước ngoài thời điểm này. Chẳng hạn như báo cáo của UNICEF được giới thiệu lần này; và “Báo cáo Hạnh phúc Thế giới” được xuất bản hàng năm. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét những lợi ích của việc điều tra mức độ hạnh phúc.
Nghiên cứu về hạnh phúc ở Nhật Bản
Văn phòng Nội các, cơ quan đã thúc đẩy và tiến hành nghiên cứu về hạnh phúc ở Nhật Bản từ khoảng năm 2010, giải thích như sau:
Để hiểu rõ hơn về hạnh phúc, chúng tôi tập trung vào “cách sống của mỗi cá nhân”; điều chưa được chú trọng trong các chính sách.
🌻 Tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố hạnh phúc. Làm sáng tỏ điểm tốt; điểm chưa tốt; điểm đã cải thiện hay điểm xấu đi mà một quốc gia, xã hội, khu vực tác động lên hạnh phúc của con người.
🌻 Để làm sâu sắc hơn vấn đề hạnh phúc; không chỉ là hạnh phúc của riêng mình mà là của toàn xã hội. Chúng ta cần suy nghĩ sâu sắc và thảo luận về mục tiêu mà quốc gia, xã hội, khu vực đang hướng tới; và điều mà họ thực sự hướng tới.
Tóm lại: Nghiên cứu về hạnh phúc tạo điều kiện cho mọi người suy nghĩ về hạnh phúc. Nhưng với tình trạng khó để thống kê, định lượng dù đã thực hiện một loạt nỗ lực đo lường mức độ hạnh phúc hiện nay, có phải chúng ta nên tiếp tục thảo luận để hiểu rõ hơn về hạnh phúc.
Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Xã hội của Văn phòng Nội các; dựa trên bối cảnh “thu nhập bình quân đầu người cao nhưng hạnh phúc chủ quan thấp”, Nhật Bản đã bắt đầu chú ý hơn tới việc nghiên cứu mức độ hạnh phúc.
Dựa trên ý nghĩa của nghiên cứu hạnh phúc như vậy; tiếp theo, chúng ta hãy xem xét hạnh phúc tinh thần liên quan đến cảm giác hạnh phúc chủ quan của con người như thế nào.
Trẻ em Nhật Bản có chỉ số hạnh phúc gần thấp nhất (thứ 2 từ dưới lên).
Việc trẻ em Nhật Bản có mức độ hạnh phúc tinh thần đứng thứ 2 từ dưới lên trong báo cáo của UNICEF là như thế nào? Hãy tìm hiểu một cách đơn giản về nó.
4 yếu tố dẫn đến hạnh phúc chủ quan
Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng hạnh phúc bao gồm nhiều yếu tố tình cảm khác nhau. Và tinh thần rất quan trọng đối với sức khỏe của con người.
Ở đây, sức khỏe không có nghĩa là bạn không ốm yếu, mà là bạn hài lòng về thể chất, tinh thần và xã hội. Từ định nghĩa này, không thể nói là khỏe mạnh nếu thiếu đi những phúc lợi tinh thần.
Mặc dù đây là yếu tố cần thiết để khỏe mạnh, nhưng hạnh phúc tinh thần của trẻ em Nhật Bản lại kém thứ hai. Tiếp theo, hãy xem những yếu tố nào đã được sử dụng để xác định kết quả của tình trạng tinh thần này.
Nguyên nhân chỉ số hạnh phúc của trẻ em Nhật Bản thấp
Theo báo cáo của UNICEF, có ba nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tinh thần kém ở trẻ em Nhật Bản.
Bị bắt nạt
Yếu tố đầu tiên là sự bắt nạt. Kết quả phân tích mối quan hệ giữa bắt nạt và sự hài lòng trong cuộc sống, người ta thấy rằng việc bị bắt nạt có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự hài lòng trong cuộc sống của học sinh Nhật Bản.
Chỉ có 50% học sinh từng bị bắt nạt thường xuyên có mức độ hài lòng cao về cuộc sống, và có thể thấy rằng có một tác động mạnh mẽ so với sự hài lòng trong cuộc sống của những học sinh thường xuyên bị bắt nạt ở các quốc gia khác.
Nhà phê bình giáo dục Ogi Mama chỉ ra rằng “địa ngục bắt nạt” trong các trường học Nhật Bản là một thực trạng nghiêm trọng trước thực trạng này.
Cảm giác về trường học
Yếu tố thứ hai là cảm giác thân thuộc với trường. Ý nghĩ thuộc về đề cập đến nhận thức và ý thức mạnh mẽ rằng một người là thành viên hoặc thuộc về một tổ chức.
Người ta biết rằng có một mối quan hệ sâu sắc giữa cảm giác thuộc về trường học và mức độ hài lòng với cuộc sống, và người ta đã chỉ ra rằng mức độ hài lòng với cuộc sống giảm đáng kể khi trẻ em Nhật Bản có ý thức đến trường thấp.
Ở nhiều quốc gia, chẳng hạn như Phần Lan và Hàn Quốc, có nhiều sinh viên có cảm giác thấp về trường học nhưng rất hài lòng với cuộc sống của họ.
Mức độ dễ dàng kết bạn
Yếu tố thứ ba là việc dễ dàng kết bạn. Trong số các chỉ số thu hút sự chú ý ở lĩnh vực kỹ năng xã hội, tỷ lệ trẻ em “nghĩ rằng chúng có thể dễ dàng kết bạn” được xem xét.
Ở tuổi 15, 69% học sinh ở Nhật Bản cảm thấy rằng họ có thể dễ dàng kết bạn. Ngoại trừ Nhật Bản và Chile, hơn 70% các quốc gia được khảo sát và xét giá trị trung bình là 75,5%. Người ta cho rằng có tương đối nhiều sinh viên ở Nhật Bản cảm thấy khó kết bạn.
Chỉ số “dễ kết bạn” không được sử dụng để xác định tình trạng tinh thần. Tuy nhiên, vì bốn yếu tố của hạnh phúc chủ quan bao gồm kết nối với những người khác; nên việc họ cảm thấy mình có thể dễ dàng kết bạn hay không, có liên quan đến việc sức khỏe tinh thần của trẻ em Nhật Bản tương đối thấp.
Đây là ba yếu tố được chỉ ra trong báo cáo của UNICEF. Nhưng không thể áp đặt tất cả; vì sự khác biệt về đặc điểm và văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến các câu trả lời khảo sát.
Kết lại
Phần này đã giới thiệu tổng quan về Phiếu báo cáo 16 của Viện UNICEF Innocenti về Hạnh phúc và Sức khỏe. Cũng có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực sức khỏe tinh thần; và xem xét các yếu tố đằng sau tình trạng sức khỏe tinh thần thấp của trẻ em Nhật Bản. Như chúng ta đã thấy về tầm quan trọng của nghiên cứu hạnh phúc; nghiên cứu hạnh phúc cho chúng ta cơ hội để suy nghĩ và thảo luận về cách đạt được hạnh phúc bền vững. Vì TFJ là một tổ chức hoạt động về giáo dục nên trong nửa sau của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa giáo dục và sức khỏe tinh thần; và xem xét loại nỗ lực nào là cần thiết.
Có thể bạn cũng quan tâm
🌻 Nuôi dạy con kiểu Nhật: 5 quan điểm giúp nuôi dưỡng trẻ tự tin, độc lập và nói nhiều ngoại ngữ!
🌻 Nuôi dạy con kiểu Nhật: Cách người Nhật dạy trẻ con hòa đồng?!
🌻 Kinh doanh & Nuôi con tại Nhật: Lịch trình một ngày của mẹ hai con khi làm sếp!
🌻 TOP 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU TẠI NHẬT BẢN
Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé!
🌻 Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas
🌻 Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH
🌻 Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z
Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!