Momofuku Ando là người Nhật Bản, ông cũng là người đầu tiên sáng chế ra mì ăn liền. Ông còn được gọi với biệt danh “Vua mỳ ăn liền” hoặc “Cha đẻ của mỳ ăn liền” (Noodles papa). Ông đã từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do Tạp chí Time Asia bình chọn.
Mỳ ăn liền – Phát minh số một của người Nhật
Phát minh được xem là biểu tượng của văn hóa của Nhật
Phát minh Mỳ ăn liền (instant noodle) – được người Nhật coi là biểu tượng về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Trong một cuộc thăm dò, người dân Nhật Bản còn xếp phát minh này lên đầu tiên. Trên cả các phát minh lừng danh như Karaoke, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi Nintendo của người Nhật.
Giá trị dinh dưỡng của mỳ ăn liền
Nếu sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của công ty mỳ ăn liền Nissin nổi tiếng nhất thế giới thì bạn có thể ăn món này cả năm mà vẫn khỏe mạnh.
Năm 2004, ông Ando Chủ tịch công ty Nissin và Hội trưởng Hội Mỳ ăn liền toàn thế giới đến Thượng Hải theo kế hoạch 4 năm du hành khắp thế giới để nếm các loại mỳ ăn liền do thiên hạ sản xuất.
Tại Thượng Hải và Nam Kinh, ông đã nếm hơn 300 loại mỳ ăn liền “made in China”. Khi đến chủ trì hội nghị thường niên, ông đã 94 tuổi mà còn hồng hào khỏe mạnh. Mọi người rất ngạc nhiên hỏi ông có bí quyết gì để sống lâu. Ando nói: “Tôi khỏe thế này là nhờ toàn chén mỳ ăn liền đấy”.
Momofuku Ando – ”Ông tổ” của ngành công nghiệp mỳ ăn liền
Nhật Bản là một trong những quốc gia đóng góp nhiều phát minh vĩ đại cho nhân loại. Như máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc, tàu cao tốc… Trong đó, phát minh được nhiều người sử dụng nhất chính là mì ăn liền. Sản phẩm này đã cứu sống hàng triệu người trong các đợt thiên tai và thời kỳ suy thoái kinh tế tại Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới.
Tiểu sử của nhà phát minh mì ăn liền của Nhật
Ông Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food chính là người đã phát minh ra mì ăn liền. Ông sinh năm 1910 tại Đài Loan. Ban đầu ông có tên là Go Pek-Hok, sau khi bố mẹ qua đời, ông chuyển đến sống với ông bà tại Đài Bắc.
22 tuổi, Ando lấy tài sản thừa kế từ cha mẹ làm vốn mở công ty kinh doanh sợi dệt
Vào thời điểm đó, vì có ít người buôn bán hàng dệt kim nên công việc kinh doanh của ông ấy có thể làm ăn phát đạt. Nhờ vậy mà một năm sau, Ando đã có đủ vốn để sang Nhật Bản mở công ty mang tên “Nhật đông thương hội” tại Osaka, thành phố lớn nhất nhì đất nước này.
Công ty này chuyên kinh doanh hàng dệt kim và thiết bị máy móc. Đồng thời, ông cũng theo học ngành kinh tế tại Đại học Ritsumeikan tại đây. Vào cuối Chiến tranh Thái Bình Dương, các cuộc ném bom của quân Đồng minh đã san bằng gần như mọi thị trấn và nhà máy công nghiệp ở Nhật Bản. Bao gồm cả nhà máy và cửa hàng của Ando.
Sự chuyển hướng ngành kinh doanh của Momofuku Ando
Nền kinh tế cả nước bị tàn phá thảm hại chưa từng thấy. Hàng chục triệu người không có việc làm. Lương thực và năng lượng như điện, than, dầu đều vô cùng khan hiếm. Không chịu bó tay chờ sự cứu tế của người Mỹ; Momofuku Ando chuyển sang kinh doanh hàng bách hóa và thực phẩm.
Năm 1948, ông lập công ty thực phẩm Nissin. Ban đầu, công ty này sản xuất muối ăn theo cách đơn giản. Bằng cách trải các tấm tôn dọc theo bờ biển để làm ruộng muối. Đưa nước thủy triều vào ruộng sau đó đem phơi nắng cho bay hơi nước, muối đọng lại trên các tấm tôn. Đồng thời, ông cũng chính thức xin nhập quốc tịch Nhật Bản, trở thành công dân nước này.
Quá trình phát minh ra mỳ ăn liền
Băn khoăn với ý tưởng làm ra một tô mỳ ăn liền mà không phải nấu
Vào thời điểm đó, Nhật Bản đang thiếu lương thực. Hầu hết ăn bột với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, mặc dù người Nhật có thói quen ăn cơm. Chính phủ Nhật Bản khuyến nghị sử dụng bột mì để làm bánh mì. Sau đó là phong trào khuyến khích mọi người làm và ăn bánh mì theo kiểu Âu Mỹ cho nhanh và tiện. Không phải nấu nướng và gặp tình trạng thiếu nhiên liệu hồi đó.
Ando không đồng ý với cách làm này. Ông cho rằng nên khuyến khích dùng bột mỳ làm thành một dạng mỳ sợi ăn liền. Bởi vì dân Nhật hàng ngàn năm nay đã quen ăn gạo và mỳ sợi rồi. Những khi thấy người ta xếp hàng dài ngoài phố trong băng tuyết để chờ mua một tô mì nóng, Ando cứ băn khoăn với ý nghĩ: “Nếu có thể làm ra một loại mỳ sợi chẳng cần đun nấu lâu, chỉ cần đổ nước sôi vào là ăn được ngay thì tiện biết bao!”
Ông gặp chính quyền địa phương và nêu ra đề nghị này. Nhưng chính quyền lại nói họ chẳng làm gì được, tốt nhất là ông hãy tự thực hiện ý tưởng ấy. Song vì thiếu vốn nên Ando không biết xoay xở như thế nào.
Luôn trăn trở về ý tưởng của mình
Phải đến năm 1957, Ando mới có thời gian và tích lũy đủ tiền. Ông tập trung tìm kiếm sản phẩm mì ăn liền với các tiêu chí: có thể ăn ngay, ngon, nấu nhanh, tiết kiệm, an toàn cho sức khỏe và bảo quản được lâu. Ông tin rằng chỉ khi đó, ông mới có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân Nhật Bản, những người vẫn đang gặp khó khăn trong thời kỳ hậu chiến.
Sau đó, ông được bạn bè mời tham gia thành lập Hợp tác xã tín dụng. Do uy tín của mình, Ando được bổ nhiệm làm chủ tịch hợp tác xã. Năm 1957, hợp tác xã này bị phá sản vì một nhân viên bí mật, Ando phải bán hết hàng để trả nợ, chỉ giữ lại ngôi nhà. Dù khó khăn như vậy nhưng aông vẫn kiên trì thử nghiệm mì gói, lấy nhà làm nơi thử nghiệm.
Phát hiện thú vị khi giúp vợ nấu ăn
Cuối cùng, Ando đã tìm ra được cách thức tạo ra món mỳ ăn liền
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, ông gặp khó khăn lớn khi chưa tìm được cách rút nước khỏi mì. Một ngày nọ, khi đang làm món mì xào cho vợ, ông nhận ra mì trộn mỡ không chỉ mất nước nhanh mà còn chín nhanh hơn khi được đun ở nhiệt độ cao.
Nói dễ làm khó, Ando thí nghiệm hàng trăm lần mới thành công. Để sợi mỳ có vị ngon, ông ngâm nó vào loại xúp nấu từ xương bò hoặc xương gà, rồi sấy khô.
Ngày 25 tháng 8 năm 1958, sau nhiều lần thất bại, Ando cuối cùng hoàn thành quá trình chiên nhanh và sáng chế mì chiên trước khi ăn. Loại mỳ này được gọi Chikin Ramen (tiếng Nhật: チキンラーメン).
Cách thức chế biến đơn giản, tiện lợi cho bối cảnh bận rộn bấy giờ
Loại mì này không cần nấu chín. Chỉ cần cho vào bát, đổ nước sôi lên trên, đậy nắp lại, để khoảng 3-5 phút là có thể ăn được rồi. Vì vậy, rất thuận lợi cho người Nhật trong thời kỳ khó khăn lúc bấy giờ.
Đây cũng là lý do sản phẩm này bán rất chạy. Vào thời điểm đó, Nhật Bản đang công nghiệp hóa nhanh chóng. Mọi người đều sắp hết thời gian. Do đó, thực phẩm chế biến sẵn ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn.
Được sự đón nhận của người Nhật, Ando mở rộng sản xuất ra quy mô lớn
Để sản xuất với quy mô lớn, tháng 12 năm ấy, Ando mở rộng công ty Thực phẩm Nissin Food Products Co. Thật may cho ông, khi đang thiếu vốn thì năm sau, hãng Mitsubishi, một tập đoàn công nghiệp khổng lồ ở Nhật nhảy vào hỗ trợ quảng bá món ăn nhanh này. Việc này giúp cho mì Ramen mau chóng tăng sản lượng nhiều lần trong một nước Nhật đang nhanh chóng công nghiệp hóa.
Công nghệ chiên dầu của Ando về sau còn được áp dụng cho nhiều loại thức phẩm khác. Nhờ thế mà ngày nay trên thị trường có bán đủ thứ trái cây chiên ngon miệng.
Momofuku Ando – doanh nhân chân chính
Lúc ban đầu, loại thực phẩm này được coi là hàng xa xỉ.
Vì nó có giá bằng 35 yên, gấp khoảng 6 lần giá mì Ô Đông (Udon) và soba truyền thống thời đó. Nhưng sự tiện lợi của loại mì này nhanh chóng được người dân Nhật yêu thích. Và nó đã trở thành món ăn phổ biến đối với những người bận rộn.
Đăng ký thương hiệu và bằng sáng chế để bảo vệ người tiêu dùng
Bởi vì mì gói bán chạy như tôm tươi; có những người cố gắng sao chép các sản phẩm mì Ramen. Do bất cẩn khi sản xuất nên người ăn mì ramen đã bị ngộ độc.
Để duy trì uy tín cho sản phẩm của mình, Ando chỉ phải đăng ký nhãn hiệu và bằng sáng chế. Năm 1962, công ty của ông chính thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và cấp bằng sáng chế mì gói. Sau đó Ando đã gửi thư cảnh báo các công ty sao chép sản phẩm của mình.
Từ năm 1963, Công ty Nissin đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo và Osaka. Như vậy, vốn đầu tư đổ vào công ty này làm tăng nhanh sản lượng mì gói; đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Chấp nhận bỏ vị thế độc quyền mì ăn liền và chuyển giao công nghệ để nhiều công ty khác cùng hưởng lợi
Đến năm 1964, Ando có hành động chấm dứt độc quyền sản xuất mỳ ăn liền. Ông thành lập Hội Công nghiệp Mì sợi Nhật Bản và công khai sáng chế của mình; chuyển nhượng công nghệ cho các công ty khác, để họ cùng được hưởng lợi.
Năm 1964, ông Ando thành lập công ty chế biến mì ăn liền Instant Food; và cải tiến công nghệ để giảm giá thành sản xuất. Mì ăn liền trở nên rẻ và phổ biến đến các tầng lớp lao động nghèo ở Nhật. Phát minh ra mì ăn liền, ông Ando đã hoàn thành ước mơ cứu giúp người lao động thoát khỏi tình trạng đói ăn xưa. Không dừng lại ở đó, ông còn muốn đem sản phẩm này ra thế giới, để nhiều người có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn.
Mì ăn liền dạng cốc – Sự cải tiến giúp mì gói xâm nhập thị trường nước ngoài
Cải tiến cách thức đóng gói để mang mì ăn liền ra ngoài thế giới
Ông bắt đầu nghĩ rộng hơn, tới chuyện đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài. Trong chuyến thăm dò thị trường Mỹ năm 1966, Ando quan sát thấy người Mỹ khi ăn thì dùng thìa nĩa và đĩa. Họ không dùng đũa và bát như người Nhật.
Ông nảy ra ý định đóng gói mì ăn liền vào trong những chiếc cốc to bằng giấy dày không thấm nước, đổ nước sôi vào một lúc là ăn được. Như thế, dù không có bát nhưng vẫn ăn được mì sợi.
Năm 1970, Nissin mở chi nhánh đầu tiên tại Mỹ
Ngày 18/9/1971, Mì ăn liền Nissin đựng trong cốc (Cup Noodle) lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Sản phẩm của Nissin bắt đầu chiếm lĩnh thị trường bên ngoài Nhật Bản. Mang lại doanh thu xuất khẩu rất khả quan cho nước Nhật đang cần ngoại tệ để phát triển kinh tế.
Năm 2005 toàn thế giới đã tiêu thụ 85,7 tỉ gói mì ăn liền. Bình quân mỗi người 12 gói. Trong đó, Nissin chiếm thị phần lớn nhất, với 10 tỉ gói. Tổng giá trị sản lượng mì ăn liền toàn thế giới năm 2003 lên tới 14 tỷ USD. Thực sự là một sản phẩm quan trọng.
Những năm tháng cuối đời của Momofuku Ando
Sự ra đời của Bảo tàng mỳ ăn liền
Năm 1999, Momofuku Ando lập Nhà Bảo tàng Mỳ Ramen mang tên ông ở Ikeda thuộc quận Osaka (Momofuku Ando Instant Ramen Museum). Trong 6 năm rưỡi đã có hơn một triệu người đến thăm bảo tàng này. Điều đó đủ thấy thiên hạ coi trọng sáng chế mỳ ăn liền của Ando như thế nào.
Năm 2005, công ty Nissin còn cung cấp mì ăn liền cho nhà du hành vũ trụ người Nhật Soichi Noguchi trong chuyến bay trên tàu con thoi Mỹ Discovery lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS.
Những năm tháng cuối đời của Cha đẻ phát minh mỳ ăn liền
Sau khi đưa con trai thứ hai là Koki Ando lên vị trí chủ tịch công ty Nissin, tháng 6 năm 2005; ở tuổi 95, Momofuku Ando quyết định về hưu, chỉ còn giữ chức chủ tịch danh dự của Nissin. Ông còn dự tính triệu tập một hội nghị quốc tế về mì ăn liền tại Osaka vào năm 2008 nhưng không kịp.
Ngày 5/1/2007, Momofuku Ando qua đời tại Osaka vì một cơn nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 96 tuổi. Nghe nói cho tới hôm ấy ông hãy còn ăn món Chikin Ramen của mình như thường lệ hàng ngày bao năm qua.
Sự thống lĩnh của mì ăn liền trong bản đồ thực phẩm thế giới
Phát minh mì ăn liền là nền tảng cho nhiều loại thực phẩm mới ra đời
Nhờ phát minh của ông, nhiều công ty thực phẩm trên thế giới sản xuất các loại mì ăn liền tương tự bằng cách áp dụng bí quyết chiên mì để rút nước. Instant Food do ông sáng lập hiện là một trong những công ty sản xuất thực phẩm ăn liền lớn nhất thế giới với hàng nghìn sản phẩm từ mì gói đến thức ăn nhanh.
Theo Hiệp hội Mỳ ăn liền thế giới (WINA), mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trên 50 quốc gia.
Năm 2008, tổng số gói mì tiêu thụ trên toàn thế giới là 9,4 tỷ và đến năm 2017, con số này đã đạt gần 100 tỷ gói mì. Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì gói lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.
Mức độ tiêu thụ của Mì ăn liền tại Việt Nam
Từ đầu thập niên 70 thế kỷ XX, các nhà tư sản người Hoa ở Sài Gòn bắt đầu sản xuất mì ăn liền theo công nghệ của Nissin.
Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, năm 2005 tổng sản lượng các loại mì, cháo, phở ăn liền – do khoảng 40 công ty (kể cả liên doanh nước ngoài) sản xuất tại Việt Nam – lên đến 2,5 tỉ gói! Mì ăn liền nước ta còn được xuất khẩu đi nhiều nơi.
Một số doanh nhân người Việt ở Nga và Đông Âu đã giàu lên nhanh chóng trở thành triệu phú đô-la nhờ kịp thời tổ chức sản xuất mì ăn liền khi các nước này chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Mỳ ăn liền – thực phẩm có tính ứng dụng cao trong mọi hoàn cảnh
Công lao của ông Momofuku Ando là vô cùng to lớn và ông thực sự là một doanh nhân có tầm nhìn xa trông rộng và đáng ngưỡng mộ. Mì ăn liền hiện đã trở thành thực phẩm tiện lợi được cung cấp rộng rãi nhất trên thế giới. Từ những vùng quê hẻo lánh đến những vùng đô thị phồn hoa trên mọi miền Tổ quốc.
Trong trường hợp không có nước sôi, mọi người vẫn có thể ăn loại mì này sống mà không sợ bị đau bụng. Vì vậy, mì gói là lương thực cứu người vùng lũ tốt nhất. Qua ti vi, chúng ta thường thấy máy bay trực thăng của quân đội ta thả từng thùng mì gói trong túi ni lông cho bà con bị kẹt trong nước lũ. Mọi người cứ nhai mì gói đi, tiện quá.
Bộ đội, công an đi công tác, làm nhiệm vụ ở núi cao, rừng sâu luôn mang theo vài gói mì tôm thay cho lương khô. Người giàu cũng không chê vào đâu được. Người nước ta đi công tác nước ngoài sợ không quen với món ăn xứ người, thường mang theo cả thùng mì gói, không cần đi ăn nhà hàng mà vẫn no dạ dày… Tóm lại, mì gói là thực phẩm được mọi người, giàu nghèo như nhau.
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp từ Internet
Có thể bạn cũng quan tâm
🌻 Đây có được xem là Ăn cắp ở Nhật? Bài học cho mọi người & Cách cảnh sát Nhật nhìn nhận?
🌻 9 câu tiếng Nhật giúp cải thiện ngữ điệu hiệu quả!
🌻 Thông điệp đầy cảm hứng từ cụ già Nhật Bản 118 tuổi rước đuốc Olympic Tokyo 2021!
🌻 Tâm sự chuyện khởi nghiệp ở Nhật Bản
🌻 Akio Morita đã xây dựng Sony thành thương hiệu tầm cỡ thế giới như thế nào?
🌻 Doanh nhân Nhật: Kunihiko Tanaka – Ông chủ đế chế sushi băng chuyền tỷ đô Kura Corp
Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:
🌻Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas
🌻Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH
🌻Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z
Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!