Những kiểu người “dễ bị ghét” khi làm việc ở Nhật

Kiểu người dễ bị ghét ở Nhật

Thời gian gần đây có rất nhiều bạn trẻ học tập và quyết định làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, để có thể trải nghiệm môi trường làm việc ở Nhật một cách thoải mái hơn, việc tìm hiểu những “quan điểm làm việc” của người Nhật là vô cùng quan trọng. Chỉ khi bạn hiểu và chấp nhận hòa nhập với một môi trường mới, văn hóa làm việc mới, công việc của bạn mới có thể trở nên dễ dàng và bớt âu lo hơn. Những kiểu người nào “dễ bị ghét” khi làm việc ở Nhật? 

Người thường phủ định ý kiến của người khác 

Tất nhiên mỗi người sẽ có những chính kiến riêng biệt, việc chúng ta không hoà hợp các ý kiến với nhau là một điều rất bình thường. Tuy nhiên, người Nhật luôn xem trọng quan niệm “思いやり”, trong giao tiếp, người Nhật sẽ cố gắng sử dụng lối nói vòng vo, dùng câu từ một cách rất tinh tế để tránh làm tổn thương đối phương. 

Vì vậy, khi bạn không đồng tình với một quan điểm nào đó, thay vì thẳng thừng phủ định ý kiến của họ, hãy thử tìm cách nói phù hợp để đối phương không cảm thấy ý kiến của mình bị bác bỏ một cách không thương tiếc. 

Người hay than phiền 

Trái về những người lúc nào trông có vui vẻ, tràn đầy năng lượng và được mọi người yêu quý. Những người hay than phiền và phàn nàn lại dễ bị người Nhật rất ghét. Hay nói đúng hơn, người Nhật rất ngại làm việc với những người này vì họ cảm thấy mình cũng bị lây nhiễm năng lượng tiêu cực. 

Nhân tiện, người Nhật có khuynh hướng rất thích người vui vẻ, thú vị. Việc bạn luôn mang lại cho người khác một năng lượng tích cực, lúc nao cũng xông xáo giúp đỡ người khác, không chỉ giúp bạn được đồng nghiệp yêu quý, sếp trọng dụng, mà ngay cả khi bạn mắc lỗi, mọi người cũng sẽ nghĩ thoáng hơn cho bạn thay vì những người luôn chỉ biết than phiền trong công việc mà lại còn hay mắc lỗi. 

Người hay biện minh khi làm việc tại Nhật

Trong công việc, ai đều cũng có thể mắc phải những sai lầm. Hoa tin chắc rằng, không có ai sinh ra mà không một lần phạm phải sai lầm gì đó. Vấn đề mấu chốt ở đây nằm ở thái độ sau khi mắc lỗi.  

Nếu thời điểm đó, bạn tự kiểm điểm bản thân và thẳng thắn nhận lỗi, những người xung quanh có thể sẽ thông cảm cho bạn với cái nhìn bao dung hơn. Tuy nhiên, với những người cứ một mực chối bỏ lỗi lầm và cứ không ngừng bao biện cho bản thân, bạn chắc chắn sẽ rất dễ bị các đồng nghiệp Nhật có cái nhìn không tốt, làm mất đi lòng tin với những người xung quanh. 

Những người nói cảm ơn một cách hời hợt 

Niềm tin chính là yếu tố quan trọng để xây dựng một mối quan hệ. Khi đã tạo dựng được niềm tin, bạn cần phải lưu ý thêm một vài quy tắc quan trọng để duy trì mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn. Một trong những quy tắc đó chính là “Không ngần ngại nói lời cảm ơn” 

Đối với người Việt Nam, nhiều người cho rằng đôi khi nói lời “Cảm ơn” với những người thân quen là một điều gì đó khá khách sáo. Tuy nhiên, ở Nhật, dù những việc rất nhỏ nhặt, dù thân quen hay không người ta vẫn nói lời cảm ơn ありがとう như một thói quen.  

Chính vì vậy, khi làm việc tại Nhật hay giao tiếp với người Nhật, mọi người cũng nên tạo cho mình thói quen nói lời cảm ơn dù là việc lớn lao hay nhỏ nhặt. Bên cạnh đó, việc đáp lại lời cảm ơn cũng là một điều hết sức cần lưu ý.  

Những người hay nói xấu người khác 

Điều này thì không phải bàn cãi. Người thường có xu hướng đi nói xấu người khác chắc chắn thì không có ai mà dễ cảm tình cho được. Tất nhiên, ai cũng sẽ có những lúc nói ra điều bất mãn bất công với những người mình không thích, không hợp.

Tuy nhiên, việc bạn nói xấu người khác quá thường xuyên, đặc biệt là trong những trường hợp: Vừa mới cười nói với người ấy xong lại lập tức quay sang nói xấu sau lưng, hành động này rất dễ làm cho đối phương suy nghĩ rằng: “Có khi sau lưng mình nó cũng nói xấu mình cũng nên” 

Những người như vậy, họ thường có xu hướng nghĩ rằng: “Chắc chắn ai cũng sẽ đồng tình với quan điểm của mình thôi”. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại, bất kể người Việt hay Nhật thì đều không thích tiếp xúc quá nhiều với những người thế này. 

Những người “thản nhiên” cướp thời gian của người khác 

Tư duy trong công việc ở Nhật đó chính là không chỉ đảm bảo “chất lượng” mà còn phải chú trọng vấn đề “thời gian”, ai cũng sẽ cố gắng hoàn thành công việc nhanh nhất có thể. Chính vì vậy, những người thường không nhận thức được mình sẽ “cướp” mất thời gian làm việc của người khác cho những chuyện của cá nhân cũng rất dễ bị ghét trong công ty nhất. 

Người hay hỏi chuyện riêng tư của người khác 

Người Nhật thường rất xem trọng việc quan tâm, suy nghĩ cho người khác. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự phù hợp và có ý nghĩa với một chừng mực thích hợp. 

Người Nhật cũng rất chú trọng プライベート(chuyện cá nhân), người ta sẽ không hỏi những câu hỏi mang tính quá cá nhân hay tỏ ra thân thiết quá mức, đặc biệt là với những người lần đầu gặp mặt.  

Ở video này, Hoa sẽ chia sẻ … kiểu người rất “dễ bị ghét” khi làm việc ở Nhật.  

Tất nhiên ở đất nước nào cũng sẽ có người này người kia, tuy nhiên, những kiểu người mà Hoa liệt kê sau đây là điển hình cho kiểu người rất “dễ bị ghét” khi làm việc tại Nhật. Hãy xem đến cuối video để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích nhé! 

Có thể bạn cũng quan tâm về Cuộc sống ở Nhật

🌻 Cuộc sống ở Nhật: 1001 các trò lừa đảo lẫn nhau của người Việt ở Nhật!

🌻 Cuộc sống ở Nhật: Những khác biệt trong quan điểm về gia đình của người Nhật và người Việt?!

🌻 Cuộc sống ở Nhật: Khác biệt trong chuyện cưới xin giữa Việt Nam và Nhật Bản?!

🌻 Cuộc sống ở Nhật: 10 bước giúp bạn chuyển nhà êm xuôi ở Nhật!

🌻 Kinh doanh tại Nhật: Thủ tục cần biết khi bạn muốn xin Visa Kinh doanh ở Nhật!


Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:

🌻 Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas

🌻 Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH

🌻 Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z

Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *