Hiện nay, số lượng người lao động Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng tăng. Chủ yếu các bạn là lao động theo diện Thực tập sinh (技能実習生- Ginou jisshusei). Tuy nhiên, từ năm 2019, để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực; Chính phủ Nhật Bản đã ra loại visa lao động mới là Kỹ năng đặc định (特定技能 – Tokutei ginou). Nhiều người lao động còn chưa hiểu rõ về 2 hình thức lao động này khác hay giống nhau như thế nào? Ưu nhược ra sao? Đây là bài viết so sánh tổng hợp giữa chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định, giúp mọi người hiểu rõ 2 loại visa này. Bài được chia làm 4 phần; tại phần 1 chúng ta sẽ nói về những khái niêm cơ bản và lịch sử ra đời.
Về chế độ Thực tập sinh (Gino jisshusei)
Về chế độ Thực tập sinh (Gino jisshusei)
Thực tập sinh kỹ năng (TTSKN) tên tiếng Nhật là 技能実習生; là chế độ thực tập được trả thù lao của người nước ngoài tại Nhật Bản. Người lao động chưa có tay nghề và sẽ được đào tạo, học hỏi kỹ năng tại chế độ này. Trước khi nhập cảnh Nhật Bản, người lao động chỉ cần học tiếng nhật sơ cấp; chưa có yêu cầu quá khắt khe về khả năng tiếng hay bằng tiếng Nhật.
Lịch sử ra đời Chế độ thực tập sinh kỹ năng
Vào nửa sau của những năm 1960, một công ty Nhật Bản có chi nhánh tại nước ngoài (nước đang phát triển) đã mời một nhân viên tại chi nhánh nước ngoài đó tới Nhật làm việc. Người nhân viên này sau khi về nước đã áp dụng và phát huy những kỹ thuật và kiến thức tiếp thu được khi ở Nhật vào công việc một cách hiệu quả.
Vì vậy, như một phần của đóng góp và hợp tác quốc tế; năm 1981 (Năm Showa 56), tư cách lưu trú Thực tập sinh kỹ năng (gọi tắt là Thực tập sinh) đã được thiết lập. Chế độ này chính thức được thể chế hóa vào năm 1993. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp phát triển kinh tế các nước, khu vực đang phát triển và thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Triết lý và cơ chế chế độ Thực tập sinh kỹ năng
Hệ thống đào tạo Thực tập sinh kỹ năng nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế dựa trên việc phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của Nhật Bản tới các quốc gia đang đang phát triển dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản:
- Chương trình phải được triển khai trong một môi trường đã được thiết lập hệ thống; đảm bảo TTS có thể tập trung học hỏi, rèn luyện và vận dụng thành thục các kỹ năng, kỹ thuật.
- Việc đào tạo TTS không phải là 1 cách để điều chỉnh cung cầu lực lượng lao động.
Đặc điểm Thực tập sinh Kỹ năng
Mục đích chế độ này là Thực tập sinh được học tập, tiếp thu và sử dụng thành thạo những kỹ năng mà ở quốc gia của họ khó có thể học được; vận dụng thành thục những kỹ năng đó sau khi về nước. Việc học tập và tiếp thu kiến thức như thế nào sẽ được xây dựng và thực hiện dựa trên kế hoạch đào tạo của chương trình. Có tới hơn 80 ngành nghề, hơn 150 công việc của Nhật tuyển Thực tập sinh; nên cơ hội việc làm của mọi người rất lớn. Thời gian lưu trú cơ bản là 3 năm, có thể gia hạn thêm 2 năm, tối đa là 5 năm và chưa được bảo lãnh người thân.
Về chế độ Kỹ năng đặc định (Tokutei)
Chế độ Kỹ năng đặc định (Tokutei) là gì?
Chế độ Kỹ năng đặc định tên tiếng Nhật là 特定技能; là tư cách lưu trú dành cho người nước ngoài làm việc tại Nhật để giải quyết vấn đề nhân lực của Nhật Bản. Người lao động theo chế độ này yêu cầu phải có tay nghề, kỹ năng cần thiết. Để được cấp tư cách lưu trú này, người lao động phải đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi tay nghề; hoặc Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành tốt chương trình Thực tập.
Lịch sử ra đời Chế độ Kỹ năng đặc định (Tokutei)
Tại cuộc họp Quốc hội lâm thời tháng 12/2018, Luật sửa đổi một phần Đạo luật Kiểm soát Nhập cư và Công nhận Người tị nạn và Đạo luật Thành lập Bộ Tư pháp đã tập trung thiết lập và thông qua tư cách lưu trú mới “Kỹ năng đặc định”. Bắt đầu từ 1/4/2019, những ngành nghề, lĩnh vực thiếu nguồn nhân lực trầm trọng của Nhật được phép tiếp nhận lao động với tư cách “Kỹ năng đặc định”.
Đặc điểm Chế độ Kỹ năng đặc định (Tokutei)
Hệ thống liên quan tới chế độ lưu trú “Kỹ năng đặc định” này nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tại, 14 ngành nghề là những ngành công nghiệp khó và thiếu hụt lao động ở Nhật mới được tiếp nhận lao động theo diện này. Kỹ năng đặc định được chia ra làm 2 loại số 1 và số 2. Thời hạn lưu trú cơ bản là 5 năm, có thể gia hạn không giới hạn và loại số 2 thì sẽ được bảo lãnh người thân.
Kết lại
Trên đây là những khác nhau cơ bản trong khái niệm và đặc điểm của 2 chế độ. Ở Phần 2, chúng ta sẽ đi tìm hiểu Quy trình chương trình Thực tập sinh kỹ năng và Kỹ năng đặc định.
Nguồn: Tra cứu và biên soạn
Có thể bạn cũng quan tâm
🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 2)
🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 3)
🌻 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 4)
🌻 Giới thiệu Dự án Lao động kỹ năng đặc định (Tokutei) ngành xây dựng 2021
🌻 Nên hay không nên cất bằng đại học để đi xuất khẩu lao động?
Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:
🌻 Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas
🌻 Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH
🌻 Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z
Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!