Trong cuộc bỏ phiếu diễn ra vào trưa 29/9/2021, Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản chọn cựu ngoại trưởng Kishida Fumio làm lãnh đạo mới, đồng thời cũng sẽ là Tân thủ tướng của nước này.
Ông Fumio Kishada là ai ?
Ông Kishida, năm nay 64 tuổi, sinh ra ở tỉnh Hiroshima trong một gia đình có truyền thống chính trị, cha và ông nội đều từng là nghị sĩ.
Khi còn nhỏ, Kishida đã từng ở New York trong 3 năm bởi cha của ông lúc bấy giờ là một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại và được chỉ định làm việc ở Mỹ. Tại đây, ông theo học một trường công lập ở Queens. Sau đó, ông đỗ và tiếp tục con đường học vấn tại ĐH Waseda ở Tokyo.
Con đường sự nghiệp của ông Kishida
Giai đoạn từ 1982 – 2012
Sau khi tốt nghiệp Đại học Waseda năm 1982, ông Kishida làm việc tại Ngân hàng Tín dụng Nhật Bản (hiện không còn tồn tại) và sau đó, làm thư ký cho một nghị sĩ quốc hội từ năm 1987. Năm 1993, ông lần đầu được bầu vào hạ viện. Năm 2011, ông Kishida kinh qua nhiều vị trí quan trọng trong nội các và đảng cầm quyền, trong đó có vị trí Quốc vụ khanh phụ trách Okinawa và Vùng lãnh thổ phương Bắc vào năm 2007, Bộ trưởng phụ trách vấn đề tiêu dùng vào năm 2008 và Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc hội của LDP vào năm 2011.
Giai đoạn 1999 – 2011, ông Kishida kinh qua nhiều vị trí quan trọng trong nội các và đảng cầm quyền, trong đó có vị trí Quốc vụ khanh phụ trách Okinawa và Vùng lãnh thổ phương Bắc vào năm 2007, Bộ trưởng phụ trách vấn đề tiêu dùng vào năm 2008 và Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc hội của LDP vào năm 2011.
Giai đoạn 2012 – Nay
Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng dưới thời chính quyền cựu Thủ tướng Abe Shinzo, và giữ chức vụ này cho tới tháng 8/2017. Trong thời gian đảm nhiệm cương vị này, ông đã từng tới thăm Việt Nam vào cuối tháng 7/2014.
Tân thủ tướng cũng từng nắm cương vị quyền Bộ trưởng Quốc phòng trong khoảng thời gian ngắn từ cuối tháng 7/2017 đến đầu tháng 8/2017. Sau khi rời nội các năm 2017, ông Kishida có thời gian giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu chính sách – cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của LDP.
Ông Kishida từng được coi là nhân vật có khả năng kế nhiệm cựu Thủ tướng Shinzo Abe. Tuy nhiên, ông đã thất bại. Trong lần thứ hai tranh cử này, ông Kishida đã giành chiến thắng thuyết phục trước 3 ứng cử viên còn lại để trở thành lãnh đạo mới của LDP.
Quan điểm và chính sách của Tân thủ tướng khi tranh cử
Quan điểm kinh tế
Chính sách kinh tế – Thay đổi sự bất đình đẳng của thu nhập trong xã hội
Chính sách kinh tế chủ chốt của ông Kishida là giảm đi sự bất đình đẳng của thu nhập trong xã hội. Kế hoạch này sẽ tách biệt hẳn với các chính sách kinh tế thời Shinzo Abe – còn gọi là “Abenomics” vốn làm trầm trọng sự bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Trong bài tranh cử của mình, ông Kishida từng cam kết sẽ chi hàng chục nghìn tỉ Yên để kích thích nền kinh tế, tập trung vào những người thu nhập thấp, các khu vực đang gặp khó khăn và ngành công nghiệp du lịch, hỗ trợ chi phí nhà ở và giáo dục cho các hộ gia đình có trẻ nhỏ.
Ngoài ra, ông Kishida cũng kêu gọi cần phải soạn thảo gói kích thích kinh tế có trị giá “hàng chục nghìn tỷ Yên” để đối phó với đại dịch Covid-19.
Lãi suất cần phải duy trì mức thấp trong thời kì dịch bệnh
Ông Fumio Kishida – người kế nhiệm ông Suga cho rằng, Nhật Bản cần phải duy trì lãi suất siêu thấp để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, đồng thời ủng hộ tạm dừng thực hiện mục tiêu đưa cán cân ngân sách cơ bản của nhà nước trở lại trạng thái thặng dư vào tài khóa 2025.
Ứng phó Covid-19 nhanh, kịp thời, quyết liệt
Với việc đối phó với Covid-19, ông Kishida kêu gọi thiết lập cơ quan quản lý khủng hoảng y tế đóng vai trò như một bộ chỉ huy, đồng thời nhấn mạnh sự hợp tác của người dân trong cuộc chiến chống dịch bệnh này.
Ông cho rằng Coronavirus rất hay bị đột biến và rất tiếc là không thể loại bỏ được. Do đó, mục tiêu lớn nhất là đưa các hoạt động kinh tế xã hội trở lại gần như bình thường càng sớm càng tốt, hệ thống y tế ổn định, Covid-19 cũng như bệnh cúm theo mùa.
Để đạt được điều đó, điều cần thiết là phải đẩy nhanh việc tiêm chủng và phổ biến các loại thuốc điều trị. Về công tác tiêm chủng, ông đặt mục tiêu đến cuối tháng 11 sẽ hoàn thành việc tiêm chủng cho tất cả các đối tượng đăng ký và sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ việc lây lan thuốc uống vào cuối năm nay.
Đối ngoại và an ninh
Trong mối quan hệ với Mỹ
Tân Thủ tướng khẳng định, coi quan hệ đồng minh Nhật Bản-Mỹ là nền tảng để đối phó với các thách thức an ninh cũng như trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, ông Kishida cũng kêu gọi hợp tác với các quốc gia chia sẻ nhiều giá trị chung, đồng thời bác bỏ các quan ngại rằng, Mỹ và Trung Quốc có thể rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh.
Trong mối quan hệ với Trung Quốc
Trong quan hệ với Trung Quốc, ông Kishida thừa nhận tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai nước, nhưng cũng khẳng định, Tokyo cần bảo vệ các nguyên tắc của mình.
Liên quan vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, ông Kishida nhấn mạnh, điều quan trọng là phải xem xét lại và có thể phải sửa đổi các luật điều chỉnh khả năng tương tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG, tức cảnh sát biển Nhật Bản).
Ủng hộ hết mình việc từ bỏ phát triển hạt nhân
Tân Thủ tướng cùng chính phủ sẽ làm việc với cộng đồng quốc tế để tăng cường tối đa sức ép của các lệnh trừng phạt, thúc giục từ bỏ hoàn toàn việc phát triển hạt nhân và tên lửa, đồng thời hướng tới mục tiêu đưa tất cả những người bị bắt cóc về nước ngay lập tức.
Bên cạnh giữ gìn tình hữu nghị, ông cũng tập trung nâng cao năng lực quân sự
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 13/9, ông Kishida khẳng đinhh: “Tôi sẽ nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ (của Nhật Bản) vào thời điểm khi các năng lực tên lửa của các quốc gia láng giềng đang gia tăng” và việc Nhật Bản sở hữu năng lực tấn công căn cứ của đối phương là “một phương án quan trọng”. Bên cạnh đó, ông Kishida cho biết, sẽ không nhất thiết phải nỗ lực duy trì chi tiêu quốc phòng ở dưới mức 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nếu cần chi tiêu nhiều hơn để bảo vệ người dân Nhật Bản.
Những cuốn sách mạng đậm phong cách Fumio
Tầm nhìn Kishida – Từ cá nhân đến hợp tác (岸田ビジョン 分断から協調へ
Những năm gần đây, sự chênh lệch trong xã hội ngày càng lớn, “kẻ thắng” và “kẻ thua cuộc”, và sự suy thoái của tầng lớp trung lưu đã trở nên nổi bật, và sự chênh lệch này càng trở nên mạnh mẽ hơn do sự lây lan của bệnh nhiễm coronavirus mới.
Trong cuốn sách này, ông cũng đề cập tới quan điểm của mình, đồng thời đưa ra các biện pháp làm giảm tình trạng chênh lệch đó. Cụ thể, nó bao gồm xem xét thuế suất đối với thu nhập tài chính có giá trị cao, giáo dục cho tầng lớp trung lưu, hỗ trợ chi phí nhà ở, hỗ trợ giáo dục cho người lớn đang đi làm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp nhỏ.
Hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân Khát vọng về một quốc gia hòa bình dũng cảm (著書『核兵器のない世界へ』)
Đây là cả một cuốn sách do chính Fumio Kishida viết về những gì Nhật Bản nên hướng tới trong tương lai. Là một chính trị gia đến từ Hiroshima, ông sẽ giải quyết “thế giới không có vũ khí hạt nhân” như thế nào?
Dấu ấn về một ngày lịch sử đối với loài người.
Bảy năm đã trôi qua kể từ bài phát biểu tại Praha, Cộng hòa Séc, kêu gọi hiện thực hóa một “thế giới không có vũ khí hạt nhân.” Vào ngày 27 tháng 5 năm 2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến thăm Công viên Tưởng niệm Hòa bình ở trung tâm thành phố Hiroshima, tỉnh Hiroshima.
Fumio Kishida, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đã dẫn đầu chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Hiroshima, và vào ngày đó, ông đã trực tiếp giải thích về Vòm bom nguyên tử và Tượng đài Hòa bình cho Trẻ em với Tổng thống Obama.
Tân thủ tướng Nhật và những kỳ vọng cho mối quan hệ Việt – Nhật?!
Rất có khả năng, mối quan hệ kinh tế Việt – Nhật sẽ càng gắn kết với những dự án chất lượng và nguồn vốn ODA, FDI trong cách lĩnh vực!
Fumio Kishida được cho là có cái nhìn khá tích cực trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ông rất hy vọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước sẽ ngày càng bền chặt. Bên cạnh đó, ông cũng có một số chính sách, chủ trương để thúc đẩy phát triển kinh tế giữa hai nước thông qua các dự án chất lượng cao, nguồn vốn ODA, FDI,…
Trước đó, khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, vào sáng 6-5-2018, tại Hà Nội, Fumio Kishida và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc họp báo chung.
Theo đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam thông qua việc triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt-Nhật trong năm 2016; quyết tâm triển khai hiệu quả các dự án lớn. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida cam kết Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam phát triển kinh tế – xã hội; thông qua việc tiếp tục cung cấp nguồn vốn ODA trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó biển đổi khí hậu…
Việt Nam có thể sẽ nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản nhiều hơn về các vấn đề khu vực và quốc tế.
Ngày 1/8/2014, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đang ở thăm chính thức Việt Nam. Về vấn đề khu vực và quốc tế, Bộ trưởng Fumio Kishida bày tỏ, Nhật Bản ủng hộ lập trường của Việt Nam, giải quyết tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Trên cơ sở sự bày tỏ của Tân thủ tướng, ta có quyền hi vọng sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn sự ủng hộ từ một nước lớn mạnh ở khu vực Châu Á.
Kết lại
Hiện nay, với cương vị mới là Tân thủ tướng, chúng ta có thể kỳ vọng về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng gắn kết hơn. Từ đó, hai nước tiếp tục hợp tác sâu rộng, cơ hội có những dự án mới, nâng cao kinh tế, công nghệ, kĩ thuật và nhận được sự ủng hộ từ lĩnh vực quân sự.
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp
Có thể bạn cũng quan tâm
🌻Nemawashi – Văn hóa cuộc họp tại Nhật
🌻Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 4)
🌻Du học sinh tại Nhật làm thêm quá nhiều và hậu quả
🌻 Câu chuyện nghệ sĩ Nhật và Việt làm từ thiện – Quan điểm của Phi Hoa
Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:
🌻Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas
🌻Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH
🌻Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z
Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!