Tương ớt Chin-su – Khẳng định thương hiệu Việt tại Nhật Bản!

Chinsu Massan chinh phục Nhật Bản

Tương ớt Chin-su từ lâu đã rất quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình Việt Nam. Không kể giới tính, độ tuổi, Chin-su đều chinh phục được bằng hương vị tuyệt vời của nó. Tại thị trường Nhật Bản, những chai tương ớt này thậm chí còn gây nên một cơn “sốt” trong suốt một thời gian dài. Vậy việc xuất khẩu thành công tương ớt Chin-su sang Nhật Bản đã nói lên điểu gì về những sản phẩm đến từ Việt Nam?

Đôi nét về tương ớt Chin-su

Tương ớt Chin-su là một trong những sản phẩm nổi bật của tập đoàn gia vị số 1 Việt Nam – Masan group. Xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào năm 2022, Chin-su đã nhanh chóng chiếm được cảm tình lớn của người tiêu dùng Việt Nam. Sản phẩm lấy nguyên liệu từ những quả ớt tươi ngon đạt chuẩn để có thể tạo nên vị cay và hương liệu tự nhiên nhất. Chính vì vậy, tương ớt Chin-su đã dần trở nên quen thuộc với câu slogan nổi tiếng “Đượm vị cay, bùng vị ngon”. Ngoài ra, một điểm cộng làm nên sự thành công của Chin-su và Masan là sự quan tâm của tập đoàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Masan chỉ lấy những nguồn nguyên liệu sạch, tuân thủ hoàn toàn nghiêm ngặt quy định chế biến và sản xuất chuẩn ISO 9001, ISO 22000 và HACCP

Tương ớt Chin-su - Khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường Nhật!

Hành trình mang Chin-su tới thị trường khắc nghiệt Nhật Bản

Sau khi đã gặt hái được những thành công nhất định, Masan mong muốn đưa Chin-su vượt ra khỏi biên giới Việt Nam để chứng minh thương hiệu Việt trên thị trường thế giới. Và không nằm ngoài dự đoán, Nhật Bản chính là một trong những thị trường mục tiêu của tập đoàn này.

Tuy nhiên, hành trình mang Chin-su đến xứ sở Mặt trời mọc không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ dàng. Bởi Nhật Bản nổi tiếng là một thị trường khó tính với những khâu kiểm soát nghiêm ngặt. Một khi đã tiến đánh được thị trường này, Masan sẽ phần nào chứng minh sự an toàn của tương ớt Chịn-su nói riêng và tạo một tín hiệu tích cực cho ẩm thực Việt Nam nói chung. 

Tương ớt Chinsu bị dừng lưu thông tại Nhật Bản: Nỗi oan khó giải thích?!

Đầu tháng 4 năm 2019, một sự kiện lớn đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cả Việt Nam và Nhật Bản: hơn 18,000 chai tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật. Thông tin này được đưa bởi chính quyền thành phố Osaka (Nhật Bản). Trang thông tin đã chỉ rõ: “Sản phẩm: tương ớt Chin-su, nơi xuất xứ: Masan – Việt Nam, hạn sử dụng: 10-6-2019, 17-6-2019, 6-7-2019”. Tổng số tương ớt bị thu hồi lên tới 757 thùng tương đương với 18.168 chai đã bán cho Công ty TNHH Công nghiệp ISC trong khoảng tháng 10 đến tháng 12-2018. Lý do vì sao lại vậy?

Trong một đợt kiểm tra an toàn thực phẩm, Cơ quan chức năng Thành Phố Osaka phát hiện hàm lượng Axit Benzoic và Axit Sorbic trong lô hàng ngày 7/12 đã vượt quá quy định cho phép. Kết quả này chắc chắn là bất lợi cho tương ớt Chin-su Việt Nam. Ngay sau đó, giám đốc trung tâm Y tế cộng đồng của Osaka đã ra lệnh dừng lưu thông và cho Masan thu hồi toàn bộ sản phẩm.

Nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi tương ớt Chin-su của chính phủ Nhật Bản

Tương ớt Chin-su - Khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường Nhật!

Tương ớt Chin-su thực tế chưa được cấp phép nhập khẩu tại Nhật Bản.

Sau khi nhận được thông tin, Masan đã cho đối ứng thông tin nội bộ và đưa ra lời phản hồi. Tập đoàn này khẳng định mình chưa từng gián tiếp hay trực tiếp xuất khẩu tương ớt Chin-su cho Công ty Javis Co., Ltd; hay Công ty ISC Industrial Co., Ltd”.

Chính vì thế, Masan cho rằng chưa thể có kết luận chính xác về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này. Khả năng lớn cho thấy rằng đây là một sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam. Như vậy, việc thu hồi một sản phẩm không rõ nguồn gốc là chuyện đương nhiên. 

Sự khác biệt trong quy định vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các quốc gia

Nhật Bản quy định Axit Benzoic chỉ được sử dụng cho 4 nhóm thực phẩm không bao gồm tương ớt

Thị trường Nhật Bản đã có quy định rõ ràng về các nhóm thực phẩm được sử dụng Axit Benzoic. Chỉ có 4 nhóm được sử dụng chất phụ gia này bao gồm: Trứng cá muối (định lượng 2,5g/kg), bơ thực vật (1g/kg), siro, nước ngọt, xì dầu (0,6g/kg), quả khô, nước ép quả (1g/kg), quả nghiền. Theo đó, tương ớt không nằm trong danh sách này. Theo khoản 2, điều 11 luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật: “Tất cả các trường hợp không có tên trong danh sách trên sẽ không được nhập khẩu và lưu hành tại Nhật Bản” . Quy chiếu theo luật, tương ớt Chin-su đã vi phạm và do đó phải dừng tiêu thụ và hoàn trả về nước xuất khẩu.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, quy định về sử dụng Axit Benzoic lại có sự khác biệt

Hiệp hội Vệ sinh thực phẩm thuộc Viện Nghiên cứu công nghệ thực phẩm Tokyo đã đưa ra kết quả rằng: hàm lượng axit benzoic có trong tương ớt Chin-su lần lượt là 0,41g/kg (hạn sử dụng 10-6-2019), 0,44g/kg (hạn sử dụng 17-6-2019) và 0,45g/kg (hạn sử dụng 6-7-2019). Đối chiếu với quy định tại Việt Nam, những con số này nằm ở ngưỡng được cho phép sử dụng và lưu thông tại Việt Nam (0,5g/1kg). Chính vì thế, tương ớt Chin-su vẫn được lưu thông tại Việt Nam trên khắp các thị trường

Tương ớt Chin-su chính thức có mặt tại các kệ hàng siêu thị ở Nhật Bản

Tương ớt Chin-su - Khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường Nhật!

Cho tới ngày 3/8/2019, trải qua 4 tháng lùm xùm với vụ thu hồi tại Nhật, công ty Masan Consumer và tổng lãnh sự quán của Việt Nam, đã thành công với sự kiện “Mừng tương ớt Chin-su thông quan nhập khẩu và lưu thông tại Nhật”. Sự kiện này được tổ chức tại thành phố Sakai của Nhật Bản. Trước sự có mặt của tổng lãnh sự Việt Nam, chính quyền Osaka và Tổng lãnh sự các nước khác, ông Vũ Tuấn Hải – Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka đã hân hoan phát biểu: “Tôi đặt kỳ vọng rằng Masan sẽ tích cực đóng góp, củng cố mối quan hệ kinh tế Việt – Nhật qua các sản phẩm tiêu dùng của mình”.

Cùng ngày hôm đó, tương ớt Chin-su đã lên kệ tại 2 siêu thị lớn, có vị trí đắc địa tại Osaka. Bất ngờ và vui mừng hơn nữa khi rất nhiều người Việt và có cả người Nhật đã đứng xếp hàng để có thể mua được chai tương ớt Made in Việt Nam này. 

Để thâm nhập vào thị trường Nhật, Chin su phải trải qua quy trình kiểm định và bảo quản nghiêm ngặt!

Tương ớt Chin-su - Khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường Nhật!

Vấn đề vệ sinh an toàn của Nhật luôn được đặc biệt lưu tâm. Chính vì thế không kể tương ớt Chin-su mà bất kỳ loại thực phẩm nào khi thâm nhập vào Nhật Bản đều phải trải qua vô vàn cuộc kiểm định chất lượng. Từ chất bảo quản, chất phụ gia hay kể cả bao bì cũng phải đạt chuẩn thì mới được nhập khẩu. Ngoài ra, Nhật cũng sẽ ưu tiên sản phẩm được sản xuất với  quy trình khép kín, tiệt khuẩn, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn là tốt nhất. Sự có mặt của Chin-su tại thị trường Nhật vừa để đáp ứng nhu cầu người Việt tại Nhật; vừa giới thiệu thêm một gia vị mới mẻ cho thị trường Nhật Bản. 

Sau khi ra mắt, Chin-su đã nhận được sự quan tâm đông đảo ở Nhật

Tương ớt Chin-su - Khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường Nhật!

Với quyết định thâm nhập tại một thị trường nổi tiếng khắc nghiệt nhất nhì lục địa, bất kỳ sản phẩm nào cũng phải đối mặt với hai kịch bản trong tương lai. Nếu may mắn, sản phẩm sẽ trở thành cơn sốt trên thị trường với vô vàn lượt mua. Trái lại, sản phẩm có thể sẽ bị chìm nghỉm trong thị trường rộng lớn với hàng triệu đối thủ. Kịch bản nào cho những chai tương ớt Chin-su của Việt Nam? Thực tế cho thấy Chin-su đã tự hào vượt mặt hàng nghìn loại tương ớt khác để được có mặt trong các siêu thị Nhật Bản. Hơn thế nữa, sản phẩm còn thu hút một sự chú ý lớn từ giới truyền thông. 

Hình ảnh những chai tương ớt Chin-su đã xuất hiện trên báo Asahi Shimbun. Đặc biệt hơn, đây là một trong những tờ báo lớn và uy tín nhất của Nhật. Rất nhiều người Việt tại Nhật đã vô cùng thích thú với thông tin này. Cuối cùng, chai tương ớt “huyền thoại” đi khắp các ngõ ngách của đất Việt đã được thị trường khó tính Nhật Bản công nhận. Tiêu đề bài báo còn gợi lên sự tò mò của người đọc: “Một sản phẩm đến từ Việt Nam bạn nhất định phải thử”. Bài báo cũng đã phần nào cho thấy sự ưu ái của tác giả khi được tận mình, thưởng thức hương vị mà tương ớt Chin-su mang lại.

Vì sao tương ớt chin su ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản

Hương vị thơm ngon, phù hợp với nhiều món ăn

Tương ớt Chin-su - Khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường Nhật!

Mặc dù Chin-su không mang lại hương vị quá cay như các loại tương ớt đến từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, chính đặc điểm này đã làm nên sự khác biệt của chai tương ớt này, khiến cho Chin-su có thể tương thích với hầu hết các món ăn. Không chỉ chịu trách nhiệm gia tăng hương vị cho món nước, Chin-su còn rất thích hợp để chấm các món chiên hoặc xào. Kể cả những món ăn mang đậm tính truyền thống của Việt như chả giò, nem rán, đậu phụ rán… đến những món ăn Tây hơn như dimsum, gà rán, khoai tây chiên, pizza, hamburger, hot dog, sandwich… Chin-su đều có thể hỗ trợ làm đồ chấm một cách hoàn hảo.

Nguyên liệu an toàn, chất lượng đã được kiểm định chặt chẽ

Để làm ra một chai tương ớt Chin-su hoàn chỉnh, nguyên liệu sẽ được lấy từ nước trái ớt đỏ chín. Những trái ớt này được trồng và chăm sóc tại trang trại với dây chuyền hiện đại và chất lượng đạt chuẩn. Chính vì không sử dụng vị cay nhân tạo., tương ớt Chin-su của Masan đem lại hương vị cay không quá nồng nhưng vô cùng hấp dẫn. 

Giá cả hợp lý

Tuy đã tạo nên một cơn sốt tại thị trường Nhật Bản nhưng tương ớt Chin-su vẫn giữ một mức giá khá hợp lý. Để sở hữu một chai gia vị tuyệt vời đến từ Việt Nam, người tiêu dùng chỉ cần bỏ ra 298y – một số tiền không hề lớn đối với người Nhật.

Chin-su với sự nỗ lực cố gắng không ngừng, đã dần dần khẳng định được vị thế của nó mình trong lòng người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, với tấm vé xuất khẩu sang Nhật, tập đoàn Masan đã góp một công sức không nhỏ trong việc xúc tiến và cổ vũ các thương vụ trao đổi khác giữa các doanh nghiệp trong nước và Nhật Bản, xa hơn nữa là các quốc gia trên thế giới. 

Sự thành công của Tương ớt Chin-su đã để lại bài học và giá trị gì?

Tương ớt Chin-su - Khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường Nhật!

Tương ớt Chin-su từ lâu đã là một sản phẩm không thể thiếu đối với các hộ gia đình Việt. Chính vì thế, sự kiện lùm xùm khi tương ớt này bị thu hồi đã khiến không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng về chất lượng sản phẩm mà mình đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, dập tan những sự lo lắng đó là lời phản hồi của tập đoàn Masan. Vấn đề có lẽ không nằm ở chính chai tương ớt Chin-su mà là ở yêu cầu khắt khe của Nhật Bản. Qua thương vụ này, có lẽ các đơn vị sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam cũng đã rút ra được bài học cho riêng mình: Trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản hay bất kỳ một thị trường nào đều cần phải nghiên cứu rõ yêu cầu của họ. Chỉ yên tâm xuất khẩu khi bảo đảm được những yêu cầu đó.

Đối với thị trường Việt Nam, sản phẩm tương ớt Chin-su đã được chứng minh là không có đe dọa nghiêm trọng nào tới sức khỏe người dùng. Cùng với đó, việc xuất khẩu cũng đã chính thức được thông qua. Việc đó đã trực tiếp khẳng định ẩm thực Việt Nam có thể chinh phục cả những thị trường khó tính nhất.

Kết lại

Mối quan hệ kinh tế Nhật – Việt đã đang ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn. Việc thành công xuất khẩu tương ớt Chin-su – sản phẩm Made in Việt Nam sang thị trường Nhật Bản; đã khẳng định chỗ đứng của thương hiệu Việt Nam đang dần dần lớn mạnh. Trong tương lai gần, các sản phẩm của Việt Nam nên tận dụng và nắm bắt triệt để những cơ hội được trao để có thêm nhiều thương hiệu Việt vươn tầm ra thế giới. 

Có thể bạn cũng quan tâm

🌻 “Ông vua mỳ ăn liền” Momofuku Ando: phát minh ra mỳ ăn liền nhờ một lần nấu cơm cho vợ

🌻 Cơn bão vải thiều Việt Nam đổ bộ vào Nhật Bản

🌻 6 loại táo ngon và nổi tiếng của Nhật Bản!

🌻 Chocolate Nhật Bản; Sự hòa quyện ngọt ngào của ẩm thực Đông-Tây!

🌻 GIẤY WASHI; NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA NHẬT BẢN


Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé!

 🌻Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas

 🌻Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH

 🌻Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z

Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *