Vào tối 05/09, lễ bế mạc với chủ đề “Một bản hòa tấu” đã khép lại Paralympic Tokyo 2020. Paralympic Tokyo với sự tham gia của hàng ngàn vận động viên ở các môn thể thao khác nhau; tuy nhiên, họ toàn bộ là người khuyết tật. Với tính chất đặc biệt này, thế vận hội đã thu hút một số lượng lớn người quan tâm, theo dõi. Paralympic có thể chính là tinh thần chúng ta cần lúc này để chống lại dịch bệnh!
Paralympic – sự kiện thể thao toàn cầu cho người khuyết tật
Khởi nguồn của thế vận hội dành cho người khuyết tật
Thế vận hội người khuyết tật khởi nguồn từ Bệnh viện Stoke Mandeville ở Buckinghamshire, miền Nam nước Anh. Đây là kết quả sau thời gian dài suy nghĩ và nghiên cứu của Tiến sĩ Guttmann – giám đốc bệnh viện Stoke Mandeville. Ông được biết đến là người tiên phong trong những phương pháp điều trị mang tính cách mạng đối với bệnh nhân bị bại liệt. Trong các liệu pháp mà ông Guttmann đưa ra, có việc kết hợp tập luyện thể thao như một phương pháp phục hồi thể chất và giao tiếp xã hội.
Paralympic – Từ cuộc thi đấu nhỏ đến giải thể thao ưu tú toàn cầu
Tiến sĩ Guttmann đã tổ chức một cuộc thi thể thao cho các bệnh nhân là cựu chiến binh người Anh; những người bị chấn thương tủy sống trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Những cuộc thi đầu tiên được gọi là Cuộc thi Xe lăn Quốc tế 1948; được dự định tổ chức cùng lúc với Olympic 1948. Mục tiêu của tiến sĩ Guttmann là tạo ra một cuộc thi thể thao ưu tú cho người khuyết tật; cuộc thi này có thể sẽ sánh ngang với Thế vận hội Olympic.
Cuộc thi được tổ chức lần tiếp theo tại cùng một địa điểm vào năm 1952. Lần này, những cựu chiến binh Hà Lan cũng tham gia cùng với người Anh. Đây được cho là cuộc thi đấu nhân đạo mang tính quốc tế đầu tiên trên thế giới. Cuộc thi này được gọi là Cuộc thi Stoke Mandeville, là tiền thân của Thế vận hội Paralympic. Kể từ Thế vận hội Stoke Mandeville thuở ban đầu, Paralympic đã phát triển vượt mức kỳ vọng. Nó đã nhận được sự công nhận của toàn bộ thế giới để trở thành một giải thể thao ưu tú toàn cầu.
Ý nghĩa đầy tính nhân văn của Paralympics
Sự đồng cảm mãnh liệt với những mảnh đời bất hạnh
Những năm 1948 tại Anh, người tàn tật bị coi là công dân hạng hai. Nếu là người ngồi trên xe lăn, thì không thể xuống vỉa hè; phải có sự trợ giúp ở mọi nơi nếu không thể đi lại… Dường như họ bị tách biệt khỏi sự sôi động của thế giới bên ngoài. Hằng ngày, họ chỉ đối mặt với 4 bức tường và khung cửa sổ. Thực sự sẽ cảm giác bật lực và buồn chán.
Tiến sĩ Guttmann khi ấy, cảm thấy đồng cảm sâu sắc với những người kém may mắn này. Ông đã có giấc mơ về một thế vận hội dành cho người khuyết tật. Ý tưởng này có vẻ kỳ quặc; và mọi người đều cho rằng việc ông làm rất điên rồ. Mặc dù vậy, ông vẫn không từ bỏ và còn biến nó thành hiện thực.
Thế vận hội đem lại niềm hi vọng cho những người tàn tật
Cuộc thi này bằng cách nào đó là một nguồn động lực lớn đối với người khuyết tật. Khi một người ngồi trên xe lăn trông thấy những đoạn ghi hình về các vận động viên ngồi trên xe lăn tranh tài; chắc hẳn đó là một nguồn động lực vô hình. Có thể họ sẽ nhận ra mình có thể làm gì và đặt mục tiêu để thực hiện điều đó. Đó thực sự là những gì mà Paralympic mang lại – nguồn cảm hứng và sự hy vọng. Paralympic đã trở thành một sự kiện vô cùng quan trọng. Nó không những khơi dậy tinh thần thể thao và tinh thần đoàn kết trong người khuyết tật trên toàn thế giới; mà còn thắp sáng hy vọng cho các đối tượng yếu thế này.
Paralympic đã truyền cảm hứng, lan tỏa sức mạnh tới cộng đồng
Sự đồng điệu của những con người vĩ đại
Công việc của ông Guttmann cũng đã truyền cảm hứng đến nhiều chuyên gia y tế trên khắp thế giới. Trong số đó có bác sỹ phẫu thuật người Nhật – Yutaka Nakamura. Vào tháng 05/1960, Yutaka Nakamura có chuyến công tác đến châu Âu. Tại đây, ông được giảng dạy bởi Tiến sĩ, nhà thần kinh học Ludwig Guttmann. Khi chứng kiến nhiều bệnh nhân chấn thương cột sống trải qua quá trình điều trị đặc biệt của thầy Guttmann có tốc độ phục hồi ấn tượng; Yutaka đã quyết tâm đem phương pháp trị liệu bằng thể thao này về Nhật Bản.
Giấc mơ thi đấu thể thao của người khuyết tật Nhật đã trở thành hiện thực
Yutaka phát động tổ chức “Đại hội thể thao Viễn Đông và Nam Thái Bình Dương dành cho người khuyết tật” (FESPIC Games) vào năm 1975 tại Oita. Sau đó, sự kiện này đã được phát triển thành Thế vận hội Asian Para và Cuộc thi Marathon Xe lăn quốc tế Oita. Yutaka cũng là trưởng đoàn thể thao Nhật Bản tại Thế vận hội Paralympic Tokyo 1964. Sau đó liên tục đảm nhiệm vai trò trưởng phái đoàn Paralympic của Nhật ở 4 kỳ Thế vận hội tiếp theo đến năm 1980.
Tuy nhiên, để có thể đưa đoàn VĐV Nhật tham gia Paralympic; bác sĩ Yutaka đã phải đấu tranh không ngừng nghỉ khi bị công chúng cáo buộc là kẻ bóc lột người khuyết tật. Vượt lên trên tất cả, ông đã biến giấc mơ thi đấu thể thao của người khuyết tật Nhật trở thành hiện thực tại Paralympic 1964. Giúp phá vỡ những định kiến cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ. Do vậy, ông được các đồng nghiệp trìu mến gọi bằng biệt danh “Nakamura Taifu – Bão Nakamura”.
Paralympic Tokyo 2020 – “We Have Wings”!
Vào lúc 20 giờ tối 24/8 (giờ địa phương), Paralympic Tokyo 2020 đã chính thức khai mạc. Lễ khai mạc diễn ra tại sân vận động quốc gia ở thủ đô Tokyo. Buổi lễ với chủ đề “We Have Wings” (tạm dịch “Chúng ta có những đôi cánh”). Ngọn lửa Paralympic một lần nữa được thắp lên. “Các vận động viên khuyết tật, bằng đôi cánh của nghị lực và khát khao không ngừng vươn lên những đỉnh cao mới, tiến lên phía trước” – cũng là ý tưởng xuyên suốt của Olympic và Paralympic Tokyo 2020. Bất chấp những thử thách của đại dịch hay bất kỳ khó khăn nào khác, họ luôn sẵn sàng đối mặt; dù là ngã rẽ cuộc đời hay đại dịch Covid-19 cũng không thể xô đổ tinh thần đó.
Paralympic Tokyo 2020 đã khép lại 12 ngày thi đấu nhiều cung bậc cảm xúc của các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới bằng buổi bế mạc xúc động vào tối 5/9 tại sân vận động Olympic (Nhật Bản). Lễ bế mạc với chủ đề “Harmonious Cacophony” (Một bản hòa tấu) với sự tham dự của Thái tử Fumihito, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike, Chủ tịch Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) Andrew Parsons và một số quan khách quốc tế khác. Khép lại, Thống đốc Tokyo bàn giao cờ Paralympic cho bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris – thành phố đăng cai Paralympic 2024.
Paralympic Tokyo 2020 – Những con số đầy ấn tượng.
Dưới đây là những con số ấn tượng liên quan sự kiện thể thao giàu cảm hứng về tinh thần nghị lực này.
4.403 vận động viên:
Thế vận hội này chính thức xác lập kỉ lục về số lượng vận động viên tham dự. 4.403 VĐV thuộc 162 đoàn thể thao; thuộc 161 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng đoàn thể thao người tị nạn. Ngoài ra, 12.000 nhân viên, quan chức và nhà báo cũng sẽ cùng các vận động viên tham gia sự kiện kéo dài 13 ngày này.
5 “tân binh”:
Có 5 quốc gia lần đầu tiên cử đoàn thể thao góp mặt tại đấu trường Paralympic năm nay. Gồm có: Bhutan, Grenada, Maldives, Paraguay cùng Saint Vincent và Grenadines.
2 lần:
Đây là lần thứ 2 kỳ Paralympic được đăng cai tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản
22 môn thể thao:
Từ bắn cung đến quần vợt xe lăn, các bộ huy chương Paralympic sẽ được trao cho 22 môn thể thao. Trong số này, 2 môn thể thao mới được đưa vào nội dung thi đấu là Taekwondo và cầu lông.
539 nội dung thi đấu:
Để xác định các nội dung thi đấu, các VĐV được phân nhóm dựa trên một hệ thống phân loại phức tạp. Việc phân nhóm tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của khuyết tật đối với thành tích của họ.
10 hạng khuyết tật:
Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) đưa ra khoảng 10 hạng khuyết tật. Các hạng này dựa trên thể chất, thị lực và trí tuệ. Chúng được dùng để xét duyệt các trường hợp đăng ký dự tranh Paralympic.
4 tỷ người:
Paralympic chủ yếu sẽ được tổ chức tại các sân vận động không có khán giả. Tuy nhiên, ban tổ chức cũng đã đưa ra hi vọng với việc có thể tiếp cận hơn 4 tỷ người thông qua việc truyền phát sóng.
49 đất nước mới sẽ theo dõi thế vận hội:
Năm nay, phạm vi phủ sóng miễn phí sẽ được mở rộng tới 49 vùng lãnh thổ. Bao gồm cả châu Phi cận Sahara, nhằm gia tăng lượng khán giả toàn cầu theo dõi Paralympic. Qua đó thúc đẩy các nỗ lực nhằm xóa bỏ nạn kỳ thị đối với người khuyết tật
Những chiến binh Việt Nam tại Paralympic Tokyo 2020
Lực sỹ Lê Văn Công – Nhà vô địch của sự nỗ lực
Lực sỹ Lê Văn Công đã giành được tấm Huy chương Bạc môn cử tạ tại Paralympic Tokyo 2020. Anh đang tiếp tục chứng minh mình là một trong những lực sỹ xuất sắc nhất thế giới trong cuộc thi của những người khuyết tật.
Tình hình dịch bệnh căng thẳng, việc luyện tập không có nhiều thời gian; thi đấu của Lê Văn Công cũng bị gián đoạn nhiều lần do sự cố chấn thương. Tại Paralympic Tokyo, trước khi bước vào cuộc so tài với đối thủ, anh còn phải xịt giảm đau. Thực lòng, có chút tiếc nuối cho Lê Văn Công bởi anh chỉ đứng thứ 2 trong xếp hạng chung cuộc. Mặc dù anh đã nâng được mức tạ ngang bằng với lực sỹ Omar Sami HamadehQarada (Jordan). Được biết, nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể anh nặng hơn đối thủ đúng 100g. Dù vậy, hiện tại vẫn chưa ai phá vỡ được vị trí kỷ lục cử tạ 183,5kg của Lê Văn Công tại Giải vô địch cử tạ người khuyết tật thế giới 2017.
Đội tuyển Việt Nam – Những mảnh ghép thiếu may mắn đang cố gắng chiến thắng chính bản thân mình
Bắt đầu khởi tranh từ 9h sáng 26/8 (giờ Nhật Bản); vận động viên Võ Thanh Tùng tham dự nội dung vòng loại 100m bơi tự do nam hạng thương tật S5. Anh xuất phát ở lượt bơi thứ nhất cùng với 5 vận động viên khác. Kết quả chung cuộc, Võ Thanh Tùng đạt thành tích 1 phút 20 giây 51; xếp cuối lượt thi và đứng thứ 11/13 vận động viên thi đấu. Nội dung này lấy 8 vận động viên có thành tích tốt nhất để thi đấu trận chung kết vào chiều cùng ngày. Do đó, vận động viên Võ Thanh Tùng đã chính thức bị loại.
Tuy bị loại, nhưng với người hâm mộ thì VĐV Võ Thanh Tùng nói riêng và toàn thể đội tuyển Việt Nam nói chung; đã đem lại nguồn năng lượng to lớn. Họ truyền tới động lực, niềm tin vào bản thân; tin rằng dù có khiếm khuyết thế nào, chỉ cần cố gắng nỗ lực sẽ thành công. Điều này sẽ góp phần giúp những người khiếm khuyết ngoài kia, sẽ không còn ủ rũ, buồn rầu mà sẽ đứng lên để vươn tới ước mơ.
Kết lại
Paralympic Tokyo 2020 một lần nữa được tổ chức tại Nhật Bản đã mang tới một sân chơi cho những người bất hạnh không may bị khuyết tật. Dù VĐV có mang huy chương về cho Tổ quốc hay không thì họ đều xứng đáng được công nhận. Đó là phần thưởng cho sự cố gắng bền bỉ không ngừng, bỏ qua thiếu sót để vươn tới thành công. Có thể nói, để có mặt tại cuộc thi tầm cỡ thế giới thế này, đây chính là huy chương của chính họ
Nguồn: Sưu tập và biên soạn
Có thể bạn cũng quan tâm
🌻 Aomori; Vùng đất trứ danh về táo của Nhật Bản
🌻 Doanh nhân Nhật: Kunihiko Tanaka; Ông chủ đế chế sushi băng chuyền tỷ đô Kura Corp
🌻 Cha đẻ Uniqlo: Từ tay trắng biến tiệm may nhỏ thành đế chế thời trang lừng lẫy!
🌻 Bãi giữ xe đạp ngầm Eco Cycle ở Nhật
Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:
🌻Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas
🌻Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH
🌻Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z
Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!