Nguyên tắc 3 “không” khi làm mẹ của Phi Hoa

“Làm bố mẹ như thế nào?” luôn là vấn đề đau đầu của các bậc phụ huynh. Là một người mẹ có 2 thiên thần nhỏ, Hoa cũng đã từng lo lắng rất nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên, Hoa đã đúc rút ra được nguyên tắc 3 “không” của chính mình.

Hôm trước, con trai của Hoa là Ken đã tự đọc hết một cuốn ehon tiếng Nhật cho em Mai nghe. Hoa cảm động quá, ôm chầm lấy con. Trước giờ Ken đều bắt mẹ đọc hộ, nay tự đọc được vanh vác. Hoa suýt khóc. Hôn Ken vào má. Hoa thấy Ken vô cùng hạnh phúc vì được mẹ nhìn nhận.  

Chỉ một điều vô cùng nhỏ như vậy nhưng Ken đã có thêm rất nhiều tự tin. Thích đọc sách hơn và yên tâm là mình có thể làm được. I can make it. Trẻ con sẽ tin vào những lời khen của mẹ. Sẽ sống với nó. Sẽ trở thành người vĩ đại nếu mẹ thực sự có niềm tin vĩ đại cho con. – Hoa luôn nghĩ thế! Bởi vậy, Hoa có vài nguyên tắc 3 không khi cư xử với con:  

1. Không khen con một cách “trống rỗng”

Nếu chỉ khen “Con giỏi thế, con thông minh thế. Con siêu quá. ” thì khó sẽ tạo ra được động lực cho con tiếp tục nỗ lực. Vì thế Hoa luôn khen: “Con làm tốt lắm. Con đã cố gắng rất nhiều. / Tất cả là do con đã luyện tập đấy / Con đã không sợ sai nhỉ … ” Tất cả nhằm mục đích để Ken hiểu là: Thành công hay thành quả có được do luyện tập và cố gắng chứ không phải do trời phú. Nếu chăm chỉ sẽ có thành quả.  

2. Không yêu cầu con phải thi đua – shobu hay tranh giành giải nhất với ai 

Con trai Hoa hay thích chơi gì cũng phải được nhất. Cái tính hiếu thắng có cái tốt nhưng nhiều cái xấu hơn.  Hôm nọ chơi xúc xắc với mẹ thua mà khóc luôn và ko chịu nhận thua. Mỗi lần như thế mẹ lại phải giải thích vô cùng dài và dài.

Gần đây Ken đã hiểu lời mẹ nói: Thắng thua là chuyện bình thường. Có thua có thắng. Chỉ cần con không bỏ cuộc, cứ tiếp tục cố gắng thì sẽ có lúc con thắng lớn. Thua cũng không phải buồn. Đôi khi con cứ chấp nhận. Thua trò này nhưng trò khác con có thể thắng.  

3. Không chê con dốt và so sánh con với người bên cạnh 

Có những thứ Ken chưa làm tốt, vụng về hay quên… nhưng mẹ Hoa không bao giờ chê con dốt hay dùng những từ ngữ thể hiện rằng con không có năng lực. ( nhiều lúc chán lắm. Dạy mãi mà con không hợp tác thì cũng định thốt lên vài câu tiêu cực nhưng Hoa lại tự ngăn mình lại) Hoa chỉ nhận xét rằng con nên cố gắng hơn nếu kết quả chưa đạt kì vọng. Phi Hoa tin rằng, niềm tin của bố mẹ dành cho con mình là món quà quý giá nhất và là điều to lớn nhất bố mẹ có thể dành cho con cái. Hoa tin con Hoa có năng lực. Việc của Hoa là tìm kiếm hoặc gợi mở giúp con. 

Hôm trước đến họp phụ huynh trường Ken. Hoa có hỏi cô giáo chủ nhiệm “con tôi so với những đứa trẻ khác thì học lực và tiếng Anh ra sao? Cô đánh giá thế nào về tiềm năng của bé? “.

Cách cô giáo trả lời và nhấn mạnh khiến Hoa càng tự nhủ Không được so sánh con. Cô nói: “Chúng tôi không bao giờ so sánh Ken với những bạn cùng lớp để đưa ra kết luận là Ken giỏi Ken kém, Ken nọ kia. Chúng tôi không so sánh và đối xử công bằng với các bé. Ken là chính Ken và chúng tôi sẽ giúp Ken phát triển tiềm năng, đồng thời cải thiện những điểm yếu theo cách Ken phù hợp nhất chứ không cần phải theo hay giống bạn nào khác. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ lấy kết quả đánh giá học lực và các khả năng của Ken để so sánh với chỉ số trung bình của độ tuổi mà Ken đang ở . Điều đó là tham khảo để bố mẹ biết Ken so với những đứa trẻ bằng tuổi theo thống kê thì đang ở đâu.  – Không bao giờ so sánh con. Càng không so sánh để con cảm thấy mình bị kém cỏi.”

Trên đây là nguyên tắc làm mẹ của Hoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *