Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 3)

Tại phần 3 trong series tìm hiểu sự khác nhau giữa Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định, chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề xung quanh chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định. Thực trạng người lao động mong muốn gì khi tới Nhật, hay người lao động cảm nhận như thế nào sau khi tới Nhật giữa hai chế độ có gì khác nhau?

Thực trạng của chế độ Thực tập sinh

Theo điều tra của tổ chức tín dụng Nhật Bản, người lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nhật cũng có  trường hợp bị lách luật lao động, tiền lương rẻ hơn so với hợp đồng lao động.

Năm 2014, Viện đào tạo và chính sách Nhật Bản đã có một “Điều tra cơ bản liên quan Thực tập sinh hoàn thành chương trình”. Điều tra trên 6,274 Thực tập sinh hoàn thành chương trình Thực tập sinh kỹ năng số 2; và về nước trong khoảng thời gian từ 10/10/2014-30/11/2014. Có trên 99% là người có quốc tịch tại 5 quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Philipin, Thái Lan, Việt Nam. Tính đến ngày 31/05/2015 đã có 578 câu trả lời hợp lệ (chiếm 9,2%). Trong số câu trả lời hợp lệ, có 9,2% từ Thực tập sinh đi theo hình thức “Kiểu công ty độc lập” và 90,1% từ Thực tập sinh đi theo “Kiểu quản lý đoàn thể”. Trong đó:

Về tình trạng Thực tập sinh trước khi tới Nhật

  • Trong 578 câu trả lời thì số người nói “tôi đã và đang làm việc” là 83,6%; “đang không làm việc” là 8,7% và “đang bắt đầu làm việc” là 2,6%.
  • Khi được hỏi về mục đích tới Nhật, “để kiếm tiền” là câu trả lời chiếm 74,2%; “để học hỏi kỹ thuật” chiếm 69,2% và để trải nghiệm cuộc sống ở Nhật chiếm 48,6%.

Về hiệu quả của đào tạo Thực tập sinh

  • Khi được hỏi liệu chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản có hữu ích hay không? 98,4% trả lời là “hữu ích” và 1,0% trả lời là “không hữu ích”.
  • Với câu trả lời là hữu ích: Cụ thể có 69,1% trả lời “đã học hỏi kỹ thuật”; 62,2% câu trả lời “học hỏi kinh nghiệm sống ở Nhật Bản”; “Học tiếng Nhật” là 60,8%; “Tiết kiệm tiền ở Nhật” là 59,4%.

Tình hình cụ thể của chương trình đào tạo Thực tập sinh

  • Trong thời gian thực tập và làm việc, số Thực tập sinh được trả lương theo đúng hợp đồng hoặc cao hơn là 94,1%; số Thực tập sinh bị trả sai so với hợp đồng và thấp hơn là 2,8%.
  • Khi được hỏi về những điều bị cấm trong quá trình làm việc, 92,2% câu trả lời là “không bị cấm”, số người không trả lời là 3,5%. Trong những điều khoản cấm, có “cấm sử dụng điện thoại” chiếm 3,3%, “cấm ra ngoài” chiếm 1%, “cấm sử dụng internet” chiếm 0,7%.

Trong một cuộc khảo sát Thực tập sinh người Việt Nam bằng câu hỏi của đại học Ryukoku về ấn tượng đối với Nhật Bản. Trước khi tới Nhật, ấn tượng “Nhật Bản không tốt” là 0%; sau khi tới Nhật, ấn tượng “Nhật Bản không tốt” là 37%. Trước khi tới Nhật, ấn tượng “Nhật Bản tốt” là 63%; sau khi tới Nhật, ấn tượng “Nhật Bản tốt” là 8%. Điều này cho thấy, ấn tượng về Nhật Bản có chiều hướng tiêu cực. Và có rất nhiều Thực tập sinh từ chối trả lời câu hỏi “Liệu có những ý định tiêu cực chống đối công ty tiếp nhận?”.

Bên cạnh đó, việc có quá nhiều Thực tập sinh tại Nhật cũng gây ra nhiều vấn đề. Số vụ vi phạm pháp luật (trộm cắp, chém giết, phá thai,…) của người nước ngoài theo diện Thực tập sinh ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.

Cuộc sống của Thực tập sinh kĩ năng ở Nhật

Sang Nhật Bản để làm việc, kiếm tiền và học hỏi kỹ năng, công nghệ. Mỗi người lại có một khoảng thời gian ý nghĩa khác nhau khi ở Nhật. Xoay quanh cuộc sống của Thực tập sinh ở Nhật. Có khá nhiều ý kiến. Có người kêu than vì khổ cực, bị chèn ép. Có người lại lương cao, chủ mến, không muốn về nước. Cuộc sống của Thực tập sinh hầu như là dưới sự giám sát, quản lý của công ty tiếp nhận và Nghiệp đoàn. Từ việc sử dụng điện thoại, internet; đến việc đi chơi phải xin phép hay bị cấm giao du với người Nhật. Ngược lại, cũng có khá nhiều công ty được coi là “dễ tính” nên cuộc sống của Thực tập sinh có vẻ “thoải mái” hơn.

Có người đi làm về là ăn uống nghỉ ngơi, cuối tuần cũng chỉ đi siêu thị. 3 năm ở Nhật cũng chỉ đi chơi 1 vài chỗ gần. Nhưng có người lại rất biết cách “hưởng thụ”. Luôn tranh thủ thời gian rảnh để tụ tập bạn bè, đi chơi khắp nước Nhật. Ở Nhật cũng có rất nhiều các hội nhóm, cộng đồng người nước ngoài nói chung, người Việt nói riêng, hoạt động rất sôi nổi. Hiện tại số lượng người Việt tới Nhật theo diện Thực tập sinh rất đông. Kéo theo chính là những vấn nạn xã hội. Đó chính là trộm cắp, lừa đảo tiền bạc, đánh giết nhau, phá thai, hành nghề bất hợp pháp… Rất nhiều trường hợp đã bị Nhật Bản đưa ra xử lý pháp luật. Khiến cho cộng đồng người Việt, vô hình đang trở nên mất thiện cảm.

Thực trạng của chế độ Kỹ năng đặc định

Đây là một loại visa được cấp nhằm giải quyết vấn đề cho những ngành nghề không thể đảm bảo nguồn lao động. Nó yêu cầu người lao động có kỹ năng chuyên môn và khả năng tiếng Nhật cần thiết. Vì vậy, nó hoàn toàn khác chế độ Thực tập sinh và không thể thay thế cho nhau.

Vì chế độ này mới triển khai từ năm 2019, tới thời điểm hiện tại chưa có nhiều điều tra hay khảo sát người lao động làm việc theo chế độ này. Tuy nhiên, để thúc đẩy nguồn nhân lực tới Nhật Bản làm việc theo diện visa này, chế độ và quyền lợi của người lao động cũng cao hơn Thực tập sinh. Ví dụ như chế chộ lương, thưởng, nghỉ giống người Nhật, có thể về nước 1 thời gian ngắn rồi quay lại làm việc. Những người đủ tiêu chuẩn làm việc theo chế độ này cũng là những người chăm chỉ và có kiến thức nên khả năng tiềm tàng tệ nạn cũng ít hơn chế độ Thực tập sinh.

Cuộc sống và các quyền lợi của Kỹ năng đặc định

Về cơ bản, cuộc sống của lao động Kỹ năng đặc định tương tự với chế độ Thực tập sinh. Chỉ khác ở quyền lợi của chế độ Kỹ năng đặc định.

Các quyền lợi của người lao động diện Kỹ năng đặc định khác với Thực tập sinh:

  • Được hưởng các chế độ lương, thưởng, nghỉ lễ tối thiểu giống người Nhật ở vị trí tương đương.
  • Có thể chuyển công ty
  • Có cơ hội lấy visa lao động vĩnh trú, ở lại Nhật lâu dài
  • Có cơ hội bảo lãnh vợ/chồng, con.
  • Cuộc sống cũng thoải mái hơn, không bị kiểm soát như Thực tập sinh.

Kết lại

Nhiều người sau khi tới Nhật, ấn tượng về Nhật không còn tốt như trước nữa, nhưng không có nghĩa là Nhật Bản tệ. Việc chúng ta cảm nhận như thế nào cũng phụ thuộc vào cách chúng ta sống. Khoảng thời gian sống và làm việc tại Nhật có vui vẻ và ý nghĩa không là do chính bản thân chúng ta. Chúc các bạn sẽ biết cách tận dụng cơ hội một cách hiệu quả. Qua phần 4, chúng ta sẽ tổng hợp những điểm khác nhau và tham khảo một số lời khuyên nhé!

Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp và biên tập

Có thể bạn cũng quan tâm

 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 1)

 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 2)

 Phân biệt chế độ Thực tập sinh và Kỹ năng đặc định (Phần 4)

 Cuộc sống ở Nhật: 1001 các trò lừa đảo lẫn nhau của người Việt ở Nhật!

 10 kỹ năng người nước ngoài cần có để làm việc tốt tại Nhật Bản!


Tôi là Phi Hoa. Doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản. Mẹ của hai thiên thần nhỏ. Người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam. Cùng kết nối và theo dõi những chia sẻ mới nhất của Hoa về Hành trình chinh phục Nhật Bản tại các kênh sau nhé:

 Page Phi Hoa – Chinh phục Nhật Bản https://bit.ly/30pdhas

 Cộng đồng Cùng chinh phục Nhật Bản: https://bit.ly/3hm6pBH

 Youtube những chia sẻ của Hoa: https://bit.ly/2E4Po0z

Bạn cần được tư vấn, giải đáp thắc mắc từ Hoa? Đừng ngại gởi đến Hoa những câu hỏi tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *